Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

CÁC NGHỊ SĨ ĐỨC VÀ THỤY ĐIỂN NÓI GÌ Ở CUỘC GẶP GỠ XHDS NGÀY 30/3/2015


Vào lúc 16h30 ngày 30 tháng 3 năm 2015, tại Đại sứ quán Đức đã diễn ra buổi gặp gỡ giữa các nghị sĩ Đức và Thụy Điển với các tổ chức XHDS ở Việt Nam. Mang tiếng là gặp gỡ các XHDS và mở cửa công khai nhưng có thể thấy các thành phần tham dự toàn là các thành phần thuộc các tổ chức ngoại vi của Việt Tân như Dân Làm Báo, Dân Luận, Hội phụ nữ Nhân quyền, NoU, đoàn  Dân oan ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Diễn đàn Xã hội dân sự ... (Toàn những thành phần bất hảo của phe Rận Chủ). Phía nghị sĩ gồm 2 nghị sĩ Đức và 2 nghị sĩ Thụy Điển, đến từ các Đảng khác nhau thuộc cả phe Bảo thủ lẫn phe Ôn hòa.

Mở đầu buổi nói chuyện, các nghị sĩ đều thống nhất với nhau một điều rằng XHDS có mục đích quan trọng là chỗ để chính quyền trưng cầu dân ý, nên các chính phủ cần tôn trọng các XHDS. Các nghị sĩ Thụy Điển còn nói rằng XHDS ở Thụy Điển rất mạnh, giải quyết được rất nhiều vấn đề về bất bình đẳng giới, môi trường... và có ảnh hưởng đến các quyết định của Quốc Hội Mỹ. Họ cũng cho rằng cần có nhiều cuộc biểu tình để người dân có thể biểu đạt được ý kiến và chính phủ cần thiết phải tôn trọng quyền biểu đạt này. Thậm chí, các XHDS của Thụy Điển còn góp phần vào việc giải quyết các vấn đề về năng lượng hạt nhân tại nước này, tránh trường hợp các thế lực chính trị can thiệp quá mức vào các chính sách liên quan. Đến đây, tôi thầm nghĩ, không biết Thụy Điển giải quyết thế nào với các thế lực chính trị muốn lợi dụng XHDS để thực hiện các mưu đồ riêng? Rất nhiều các tổ chức tự xưng là XHDS ở Việt Nam (mà cụ thể là những tổ chức đã tham gia buổi này tôi kể ở trên, ngoài ra còn Mạng lưới Blogger Việt Nam, Hội Anh em Dân Chủ,...) đều là vũ khí của Đảng phản động lưu vong Việt Tân tấn công vào chính quyền. Việc này cũng nguy hiểm như vũ khí hạt nhân vậy. XHDS cứ cho là cách thức để kiểm soát chính quyền, vậy ai sẽ là người kiểm soát tính đúng đắn và minh bạch của các XHDS? Nếu XHDS cố tình vi phạm pháp luật, tìm cách lật đổ chính quyền, các XHDS ấy có nên được phép công khai hoạt động hay không? Tôi tin rằng tất cả các chính phủ trên thế giới, không chính phủ nào cho phép điều ấy, kể cả Đức, Thụy Điển hay là Mỹ.
Các nghị sĩ cũng nhấn mạnh đến quyền tự do biểu đạt, tự do cá nhân Đặc biệt, một nghị sĩ Đức đã kể rằng ông từng sống dưới chế độ Xã hội Chủ nghĩa ở Rumani. Ông cho rằng dưới chế độ XHCN, con người không được tôn trọng quyền cá nhân bằng quyền tập thể, đấy là một điều phi lý. Ông chỉ nhận ra điều phi lý này khi sang Đức học tập. Theo tôi được biết, vấn đề tôn trọng quyền cá nhân được một "tập thể lớn" các nước Tây Âu tán đồng. Tức là, đã sang Tây Âu, muốn có vị trí chính trị và nghiên cứu tại Tây Âu, thì bắt buộc phải ca ngợi "quyền cá nhân", dù cho cá nhân ấy không hoàn toàn đồng ý với các lời rao giảng về quyền cá nhân. Vậy thì rõ ràng phương Tây chỉ đóng cái mác "quyền cá nhân", chứ thực ra vẫn lấy "đa số đánh bại thiểu số", tập thể vẫn đóng vai trò quan trọng hơn cá nhân. Tuy nhiên, ông ta cũng nói rằng quyền cá nhân không phải lúc nào cũng là tối cao, vì vẫn cần phải gìn giữ các giá trị đồng thuận xã hội. Rõ ràng, không thể chối bỏ được sức mạnh tập thể. Vậy mà không hiểu vì lý do gì các ông bà nghị sĩ (dù không tin lắm) nhưng vẫn phải khăng khăng khẳng định quyền cá nhân?
XHDS, đúng như các nghị sĩ nhân định, là công cụ để chính quyền trưng cầu dân ý. Việc này hiện đang được làm rất tốt ở Việt Nam. Thế nhưng, không giống như các nước phương Tây, các XHDS hoạt động ôn hòa, các tổ chức tự gọi mình là XHDS ở Việt Nam là các tổ chức cực đoan,âm mưu lật đổ chính quyền. Tính chất hoàn toàn khác hẳn! Vậy có nên để các thế lực khủng bố lợi dụng XHDS để gây sức ảnh hưởng hay không? Rất nhiều các tổ chức XHDS ôn hòa và chính thống không có mặt ở buổi hôm nay, điều đấy cho thấy họ không muốn đồng hạng tổ chức của mình với các tổ chức khủng bố. Vậy nên, nếu thực sự các nghị sĩ muốn nghe tiếng nói có chất lượng, có văn hóa thì nên có giấy mời gửi tới những người xứng đáng được mời.

Nhạn Biển

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.