Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

CÂU CHUYỆN CỦA TỐNG VĂN CÔNG VỚI NGUYÊN NGỌC VỀ TỰ DO BÁO CHÍ


Trên Viet- Studies 15/6/2012, Tống Văn Công có bài Từ một bài báo nhỏ. Qua câu chuyện với Nhà văn Nguyên Ngọc, ông muốn bàn về vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam. Vốn là TBT Báo Lao động, Tống Văn Công kể một lần cấp dưới của ông báo cáo có một sĩ quan của A.25 tới tòa báo yêu cầu cho xem bài viết của Nhà văn Nguyên Ngọc gửi đăng báo. Tuy đã đồng ý nhưng Tống Văn Công vẫn băn khoăn: “Vì sao bên công an lại có cách hành xử thiếu tôn trọng đối với tổng biên tập một tờ báo đến như vậy? Chẳng lẽ, các anh ấy cho rằng tôi không biết đánh giá một bài báo tốt hoặc có hại? Chẳng lẽ một người như nhà văn Nguyên Ngọc, đã bao lần vào sinh ra tử suốt hai cuộc kháng chiến vẫn có thể bị nghi ngờ cố ý gây mất an ninh chính trị?” Rồi ở phần cuối bài ông kể tiếp: “Cuối năm đó, có cuộc Hội nghị tổng kết công tác báo chí toàn quốc, do ông Đào Duy Tùng, Ủy viên Bộ chính trị phụ trách khối Tuyên-Văn-Giáo của Đảng chủ trì”, Tống Văn Công đã phát biểu: “Việc cán bộ A.25 yêu cầu đọc bài báo của nhà văn Nguyên Ngọc trước Tổng biên tập là không hợp lý và có hại”. Khi biết có một vị tướng có trọng trách phản ứng, ông đã viết thư phân bua: “Thưa anh, tuy không tán thành cách làm như vậy, nhưng tôi chưa bao giờ đưa chuyện đó ra với bên ngoài”. Thật thú vị, đó là vào thời điểm Tống ta còn đương chức TBT, còn bây giờ hưu lâu rồi thì chắc không còn sợ gì nữa nên sau bao nhiêu năm, Tống Văn Công không chỉ đưa chuyện đó “ra ngoài” mà còn tung hẳn lên mạng cho toàn thế giới coi chơi. Phải chăng ông muốn cho cả thế giới biết VN không có quyền tự do báo chí, và nó chính là một trong những nguyên nhân thúc đẩy ông đi đến hành động “lật pháp” hôm nay?