Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

THẾ SỰ TRONG TUẦN

(Ba nguyên thủ cường quốc thế giới)
Lượn một vòng facebook gặp một bài của nhà "báo giao thông" Huy Cường (chứ không phải Táo giao thông nha) phân tích về thế sự tuần qua liên quan tới Mỹ - Nga - Trung Quốc và Triều Tiên khá hay, xin copy về đây để mọi người cùng tham khảo.
***

ĐÓ LÀ TỔNG THỐNG MỸ.


Tôi ít luận bàn về những chuyện quốc tế vì còn tập trung vào những vấn đề Việt Nam.
Nhưng hôm qua, xem trên Youtube thấy mấy ông thợ nói trên mấy kênh truyền hình tiếng Việt bên Mỹ bình luận về cuộc gặp của Tổng Thống Nga Putin, Tổng Thống Mỹ Donal Trump mà ngứa hết phía …hạ vị, sau lưng.
Họ làm ầm ỹ lên về cái mà họ coi là một bước lùi của Tổng thống Mỹ, một “trận thắng” của Nga, họ tỉa tót, phân tích đậm chất chủ quan của họ khi kỳ thực, họ chẳng có chút thông tin chính thống nào mà chỉ “căn” vào việc hai tổng thống ôm nhau thân mật và vài nét trong ngôn từ, rồi suy diễn tứ tung.
.
Họ còn nêu dự cảm Tổng thống Mỹ sẽ mất chức vì vụ này!
Cách lý luận y như …bình luận viên bóng đá của VTV, không hơn.
Vừa nông nổi, vừa cực đoan và thiếu căn cứ.
Nay từ trang FB này, nhân ngày nghỉ, tôi lạm bàn một chút, hy vọng những “Nhà” kia sáng được cái đầu ra một chút.
.
Cốt lõi vấn đề nằm ở đâu?
.
Gần đây xảy ra ba việc lớn trên chính trường Mỹ.
.
1.Tổng thống Trump chủ trương vứt bỏ kiểu “ôm rơm rặm bụng” của các đời Tổng thống tiền nhiệm , rũ sạch việc bao đồng cả thế giới, tập trung vào những gì là lợi ích thiết thực của Mỹ.
Điều này dù có gây bất lợi cho nhiều người dân nhập cư nhưng nó hoàn toàn chính đáng. Nó dạy cho những cộng đồng thế giới bài học về độc lập, tự cường, đừng ỷ vào các cường quốc và giúp cho nước Mỹ mạnh lên.
Điều này đã được minh chứng bằng hình ảnh Liên Xô đã “chết” vì è vai gánh hơn chục nước nghèo hèn, ăn bám trong khối XHCN xưa.
Trump không chơi kiểu đó.
Ale… hấp!, những gì vô lý biến ngay!..
Nước Mỹ phải tự cường, phải đủ mạnh để giữ vững vị thế của mình. Đó là lý do Trump thắng cử.
.
2.Trump chịu bắt tay với chủ tịch nhãi ranh Triều Tiên.
Không phải ngẫu nhiên, càng không phải những tư tưởng yêu hòa bình gì cả mà một tổng thống một siêu cường “hạ mình” ngồi với một chú bé vốn là dân vô pháp vô thiên, coi trời bằng vung, luôn mồm đe dọa xóa sạch nước Mỹ mà tóm lại, mục tiêu lớn của Mỹ là kéo Triều Tiên ra khỏi vòng kềm tỏa ngầm của Trung Quốc. Chấm dứt thời mấy ông lớn kế cận cứ dùng ông Chí phèo này đe đọa lung tung. Từ đó, việc ngồi cùng chú bé kia chỉ mang tính thủ tục. Nhiệm vụ lớn đã hoàn thành.
.
3.Cái bắt tay với Nga.
Nhìn vào Trung Quốc, để có một cái đánh giá toàn diện, khách quan, khoa học thì một mình Mỹ khó mà vít cổ tay đại bá TQ này xuống trong tình hình lịch sử đã để nó trỗi dậy khá hồn nhiên 15 năm qua.,
Trong khi đó, cách đây vài tháng, Tổng thống Mỹ chỉ đích danh đích diện việc để Trung Quốc vươn lên như hiện nay là lỗi rất lớn của các cường quốc và là mối đe dọa cho thế giới.
Một cuốn sách nổi tiếng đã được phát hành để cảnh báo nước Mỹ có tên gọi: "CHẾT BỞI TRUNG QUỐC" cách đây ba năm.
.
Nếu TQ vươn lên hàng đầu, trật tự thế giới sẽ được xếp đặt lại theo hướng tất cả phải quỳ mọp dưới trướng Thiên triều.
Và không thể chậm hơn, Mỹ phải hành động.
.
Trong ngoại giao, để được cái nọ phải hy sinh cái kia.
Để có được kịch bản Mỹ Triều hôm nay phải nhún mình trước cậu bé bất trị.
Để chặn đứng sự “Bùng phát Trung Quốc” Mỹ phải điều chỉnh chiến lược với Nga, châu Âu và Canada.
Cú bắt tay thân thiện với Putin nằm trong kết cấu của một kịch bản đánh cho Trung Quốc lùn xuống.
Phải cô lập Trung Quốc!.
Trong một thời gian rất ngắn nữa, chúng ta sẽ thấy một Trung Hoa co rúm lại tránh đòn.
Cái khôn vặt kiểu phương đông không thể trụ được những trái đấm lạnh lùng của một siêu cường.
Trong một thế kỷ nữa, thế giới này là của Mỹ và Nga. Hàng chục cường quốc khác ngoài hai bố già này chỉ đóng vai phụ họa. Đó là sự thực.
.
Ngay người Nga, “cần” Trung Quốc cũng là cần thị trường bán hơi đốt, bán vũ khí hạng hai chứ họ cũng không khoái gì anh hàng xóm có dân số lớn bằng 10 họ, nếu lỏng tay, sẽ khốn với TQ ngay! 
Nga đặc biệt ý thức chuyện này.
Cho nên, Tổng thống Nga và Tổng thống Mỹ dễ dàng bắt tay, ôm hôn hoặc nếu có thời gian, hai tổng thống có thể cùng đi tắm hơi là chuyện không lạ.
.
Trung Quốc là đế chế của chủ nghĩa bành trướng với ý thức phong kiến còn vương vít lại từ cha ông họ, họ cho rằng họ sẽ bá chủ thiên hạ.
Nay phải khác.
.
Nhắn mấy ông thày bói xem voi.
Không thể bình luận ngoại giao bằng cách ngồi xem ti vi như xem bóng đá để mà làm nhắng cả lên như mấy ông kễnh gốc Việt bên Mỹ, vô duyên lắm.
Hồi sau năm 1995 , tôi bàng hoàng trước sự kiện Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra sân bay Gia Lâm đón ông MC.Namara , “Nguyên” Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, người điểu khiển cuộc chiến tranh chống Việt Nam, người mà anh Nguyễn Văn Trỗi giết hụt hồi năm xưa. 
Hai vị gặp nhau, ôm hôn thắm thiết và Mc.Namara được tiếp đón long trọng.
.
Rồi từ đó, tôi học từ cuộc đời bài học được dân Nam bộ mến yêu gói gọn trong một câu : “Nói zậy chứ không phải zậy” !.
.
Mấy ông bình luận viên gốc Việt bên Hoa Kỳ nên nhường sóng cho mấy cô dạy nấu sốt vang bò hoặc làm bánh sinh nhật.
Muốn hiểu tổng thống Trump, hãy nhìn vào cuộc thoái trào của Trung Quốc trong năm năm tới!.
Trung Quốc không thể gượng nổi đâu!. Cuộc thoái trào lớn nhất trong lịch sử Trung Hoa bắt đầu!.
Còn Việt Nam, muốn không bị vạ lây, hãy tránh xa TQ!.
Thế thôi!.


Ngày 22/7/2018
Nguyễn Huy Cường.

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

BA BÀI HỌC XƯƠNG MÁU CHO LỰC LƯỢNG HÀNG KHÔNG-VŨ TRỤ (VKS) NGA

(Sơ đồ tình huống chiến đấu ngày 17-9-2018)
Trong chiến tranh, mất cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu không cao là phải trả giá bằng xương máu của binh lính.
Nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu cao, dự trù mọi tình huống để không bị bất ngờ vốn là tư tưởng tác chiến của một quốc gia như Việt Nam luôn bị kẻ thù đe dọa. Với nước Nga, đành rằng Nga không phải là VN, nhưng khi đối đầu với Liên minh Mỹ-NATO thì không thừa...
Một chiếc máy bay tác chiến điện tử của Nga Il-20 bị bắn hạ ngay tại gần căn cứ không quân Khmeimim là một vết nhục không thể nuốt trôi của lực lượng phòng không Nga – lực lượng được đánh giá là hiện đại nhất thế giới, vượt qua cả Hoa Kỳ.

Những cái giá Nga phải trả…

Nói rằng trong cuộc chiến Syria, Quân đội và Hải quân Nga đã trưởng thành. Đã có hàng ngàn sỹ quan chỉ huy các cấp từ phân đội đến cấp quân đoàn đều qua “thực chiến” tại Syria, đã có hàng trăm loại vũ khí mới được thử nghiêm thành công tại Syria…nhưng có một điều mà giới quân sự nhận thấy là trình độ Chỉ huy-Tham mưu được tôi luyện hay không thì xem lại…
Có vẻ như Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nga không lường hết những tình huống xảy ra trên một chiến trường mà có rất nhiều thế lực cộm cán tham gia nên luôn “chạy theo tình huống”, rút kinh nghiệm sau khi để bị hậu quả bi thảm không đáng có.
Chiến tranh không phải là “bắn đạn thật” trong diễn tập mà sai lầm là rút kinh nghiệm dễ dàng cho một bài học mà chiến tranh khi đã sai lầm là kéo theo tổn thất về người và của. Bài học để rút kinh nghiệm trong chiến tranh là được tính bằng xương máu.
Ngày 24 tháng 11 năm 2015 tại Syria, chiếc F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ một chiếc Su-24 của Nga. Chỉ huy máy bay, phi công Oleg Peshkov đã bị quân khủng bố bắn chết khi đang nhảy dù…
Lý do là máy bay ném bom SU-24 tác chiến không có máy bay tiêm kích SU-30 đi kèm, Nga không triển khai hệ thống phòng không S-300, S-400 tại Syria và dịch vụ tìm kiếm và cứu hộ không hoạt động đúng lúc…
Bài học một chiếc SU-24 và cái chết của một phi công để lại là tuyên bố của Bộ Tổng TM Nga thiết lập “quy tắc chơi” thứ nhất hay “quy tắc tham gia” (Rules of Engagement), theo đó đưa S-300 và S-400 vào trực chiến với tuyên bố “Bất cứ mục tiêu, đại diện cho một mối nguy hiểm tiềm tàng đối với Nga xuất hiện trong khu vực phòng thủ sẽ bị phá hủy”.
 Vào ngày 3 tháng 2 năm 2018, một chiếc máy bay Su-25 bị bắn hạ tại Syria. Phi công chính Filipov sau khi nhảy dù đã có một trận chiến không cân sức với quân khủng bố và, để không rơi vào tay giặc, Filipov đã chia với quân khủng bố một quả lựu đạn, anh dũng hy sinh. 
Lý do là trên chiếc máy bay Su-25 mà Filippov đang bay không được trang bị các bẫy nhiệt để chống lại tên lửa MANPADS, mặc dù các trang bị này được hiện đại hóa lắp đặt trên những chiếc Su-25 khác ở Nga. 
Lại một lần nữa dịch vụ tìm kiếm cứu hộ không hoạt động khi không thiết lập một cách kịp thời của các vị trí tai nạn để gửi máy bay trực thăng và máy bay tấn công ngăn chăn từ trên không…
Bài học từ vụ này là Bộ Tổng TM Nga đã thay thế SU-25 bằng một loạt SU-25 kiểu mới có hệ thống bẫy nhiệt…để khắc chế tên lửa MANPADS.
Từ 2 vụ việc trên chúng ta thấy rõ là Bộ Tham mưu Quân đội Nga mà cụ thể là lực lượng Không quân vũ trụ Nga luôn chạy theo các tình huống, họ không dự kiến các tình huống xấu xảy ra để có phương án xử lý. Đặc biệt trong tìm kiếm cứu nạn Nga xử lý cực kỳ chậm, Mỹ cứu phi công bị rơi ở Việt Nam thế kỷ trước còn nhanh hơn…
Và bây giờ, ngày 17 tháng 9 năm 2018 trong khu vực Latakia, phòng không Syria được bắn hạ một máy bay trinh sát vô tuyến điện tử Il-20. 15 thành viên phi hành đoàn đã bị thiệt mạng…
Chúng ta sẽ đi sâu phân tích trong vụ này để biết được sự chủ quan, đơn giản không thể tin nổi trong kế hoạch tác chiến phòng thủ bảo vệ căn cứ của Nga tại Syria…

 Il-20 bị bắn hạ là lỗi chủ quan của Nga

Không nhắc lại diễn biến sự kiện, chỉ biết rằng sau vụ việc Il-20 bị bắn hạ, Bộ quốc phòng Nga đổ tội cho Israel là “khiêu khích thù địch” và dùng Il-20 làm bẫy để nhử S-200 của Syria tiêu diệt, rằng là chỉ thông báo cho Nga chưa đến một phút trước cuộc tấn công…
Đúng là Israel có sự “khiêu khích thù địch” như Bộ QP Nga tố cáo là không sai vì (1) Israel đã bất chấp sự nguy hiểm của Nga đã tấn công vào Latakia rất gần với căn cứ Khmeimim của Nga, coi thường sự cảnh báo của người Nga và (2) là Israel tấn công tại Latakia trong bối cảnh Liên minh Mỹ-Anh-Pháp đang rình rập tấn công vào Syria mà căn cứ Nga, người Nga cũng không bị loại trừ, để nhằm mục đích trinh sát cho Mỹ-Anh-Pháp dò tìm và phát hiện hệ thống phòng không Nga.
Hành động đó của Israel – đồng minh thân cận của Mỹ, không phải là hành động thù địch là gì?. Nga đáp trả là hoàn toàn đúng và sự đáp trả của Nga đã, đang và sắp tới mà Nhà nước Do Thái Israel gánh chịu là xác đáng.
Tuy nhiên, việc Il-20 bị bắn hạ, ở cấp độ nhà nước thì Israel là một trong những nguyên nhân, nhưng ở góc độ chiến thuật quân sự thuần túy, phi công của Israel không có lỗi mà lỗi của Nga là chính, chủ yếu…

Thứ nhất: Lực lượng phòng không không quân Nga tại Khmeimim chủ quan, sẵn sàng chiến đấu không cao.
Trong khi các tàu chiến Pháp, Anh đang lượn lờ quanh đảo Síp đang sẵn sàng phóng tên lửa thì căn cứ Khmeimim và khu vực xung quanh có vẻ như hệ thống radar phòng không, radar hàng hải, hệ thống tác chiến điện tử nghe nói là cực kỳ hiện đại của Nga lại không hoạt động hoặc hoạt động nhưng đáng tiếc là không hiệu quả…
Chúng ta thấy quá rõ điều này, đó là tại sao 4 chiếc F-16 của Israel tấn công tại Latakia mà không một chiếc SU nổi tiếng không chiến của Nga cất cánh để dù không tiêu diệt nó thì cũng theo dõi nó trong khi Il-20 đang chuẩn bị hạ cánh? Nga không có đơn vị tham gia trực chiến, không có trực ban tác chiến chắc?...
Bộ QP Nga đổ lỗi là Israel rằng, Israel thông báo tấn công trước cho Nga chưa được 1 phút. Ôi chao! Vậy lực lượng phòng không bảo vệ căn cứ Nga chỉ trông chờ vào thông báo của Israel, còn Mỹ-Anh-Pháp liệu có thông báo cho Nga không khi phóng tên lửa vào Khmeimi và Tartus? Ngây thơ!
Rõ ràng, dù có thông báo hay không thì hệ thống phòng không Nga tại khu vực quanh, gần, 2 căn cứ phải 24/24 theo dõi phát hiện mục tiêu để sẵn sàng xử lý khi có lệnh. Nhưng Nga trong vụ này…đã nhắm mắt hoặc khả năng quản lý phát hiện mục tiêu chỉ là…tin đồn.

Thứ hai: Đơn giản và cẩu thả trong hợp đồng tác chiến với PK Syria.
Không rõ Tiểu đoàn 44 phòng không S-200 của Syria bố trí ngay sát Khmeimim để hợp đồng tác chiến với S-300, S-400 Nga bảo vệ 2 căn cứ Nga hay nhằm mục tiêu gì thì không rõ, nhưng với cách đánh “thiếu chuyên nghiệp”, phóng tên lửa vô tội vạ, trong khi không được cung cấp thiết bị và mã IFF (nhận biết địch-ta) tương thích cho nó. Sự cẩu thả nguy hiểm này dĩ nhiên sẽ dẫn đến hậu quả nếu như tình huống xung đột với Liên minh Mỹ-Anh-Pháp xảy ra và thực tế nó đã xảy ra…
Lỗi của phi công Israel? Không! Phi công của Israel không có lỗi. Đây là mưu trí, bản năng của người lính khi vận dụng “địa hình địa vật” để chiến đấu bảo vệ được mình, hoàn thành nhiệm vụ mà trong tình huống chiến đấu họ có thể.

Nga và Syria chỉ có thể tự trách mình và có lẽ đây là bài học xương máu thứ 3 của lực lượng VKS Nga trên chiến trường Syria: Cảnh giác cao độ, sẵn sàng chiến đấu cao trong mọi tình huống./.


Tác giả: Lê Ngọc Thống
Ngày 23-9-2018