Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

THĂM VÙNG ĐẤT THÁNH CỦA MỸ LẠI NHỚ “TRÂU GIỎI TOÁN” VÀ NHỮNG NGƯỜI BIỆN HỘ

Trước khi đi Mỹ, tôi chỉ biết nước Mỹ có đục núi tạc tượng 4 vị tổng thống Mỹ, dựng “Tháp bút chì” làm đài tưởng niệm Washington, “cha già” của họ và xây đền tưởng niệm Lincoln, vị tổng thống lãnh đạo cuộc chiến chống lại phe ly khai miền Nam, cuộc Nội chiến Mỹ, bảo toàn lãnh thổ và  chính quyền Liên bang, người đã công bố Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ và vận động thông qua Tu chính án thứ Mười ba trong Hiến pháp Mỹ, chấm dứt hoàn toàn chế độ nô lệ ở Mỹ. 

Đó cũng là lẽ tất nhiên của một quốc gia cũng như VN ta thờ Bác Hồ và các anh hùng dân tộc vậy. Nhưng khi đến “vùng đất thánh”, tận mắt chứng kiến khu tưởng niệm quốc gia của Mỹ, tôi đã bị bất ngờ, bởi trước mắt là cả một quần thể đền, đài, tượng vĩ đại, trang trọng, sang trọng, được quy hoạch rất khoa học và mỹ học, trong một diện tích mênh mông, tươi mát bởi um tùm cây, mịn màng cỏ và hồ nước trải dài, nối với các trung tâm quyền lực nước Mỹ. Từ đền tưởng niệm Lincoln đến đài tưởng niệm Washington (ở giữa) đến điện Capitol nối nhau thành một trục đường thẳng. Nhà Trắng nối với Đài tưởng niệm Washington một đường vuông góc với trục đó. Có lẽ do nước họ lớn hơn, giầu hơn, tư duy họ cũng khoa học hơn nên họ đã làm tốt hơn chúng ta trong việc tôn vinh những giá trị thiêng liêng của đất nước. Vì vậy mà càng thấy cộng đồng mạng đã gọi Ngô Bảo Châu, “nhà toán học của chúng ta”, là “Trâu giỏi toán” là quá đúng khi viết: 
Có quý mến ai thì mong họ sớm thoát khỏi vòng luân hồi, đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”.

         Viết vậy Châu đã rất láo khi diễu cợt tất cả tình cảm của toàn bộ người dân Việt có lương tri, đồng thời phủ nhận luôn công lao của Bác Hồ đối với đất nước và tất cả các giá trị thuộc “sự nghiệp của chúng ta”. Dù hiện tại đất nước còn nhiều sai trái tệ nạn, nhưng so với 1945, dân ta còn trong vòng nô lệ, 2 triệu người chết đói, Ngô Bảo Châu không thấy xã hội VN bây giờ là hơn thì theo cách nói của tôi, Ngô Bảo Châu không phải ngu như trâu mà ngu như lợn, dù không biết lợn có ngu hơn trâu không?

Vậy mà vẫn có không ít người bênh vực Châu, kể cả bọn “nhân sĩ trí thức”, tinh hoa thì ít mà tinh ma thì nhiều!

Có người viết như thế này:
nếu là người có hiểu biết nhất định về tư tưởng và giáo lý nhà Phật sẽ biết con người sau khi mất đi nếu “thoát khỏi vòng luân hồi” cũng đồng nghĩa với việc được “về” với cõi “niết bàn”, hay xứ “tiên cảnh”; và chỉ có những người với phẩm hạnh cao vời - những bậc chân tu đắc đạo mới mong “về” được cõi ấy. Như thế, ý của GS Châu ở đây là nếu chúng ta cầu mong cho thần tượng mình “thoát khỏi vòng luân hồi” chính là chúng ta đang thể hiện lòng tôn kính cao nhất và thánh thiện nhất dành cho họ; còn để họ “sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta” nghĩa là họ mãi mãi không được “siêu thoát”, vẫn trong bể trầm luân của kiếp người”.

Nói vậy là dốt, không hiểu cả Đạo lẫn đời, chỉ đúng khi Bác Hồ là một nhà tu hành. Vì “siêu thoát” chỉ có trong giáo lý Đạo Phật còn “sự nghiệp” thuộc về toàn bộ đời sống. Mà theo giáo lý thì “đời là bể khổ” nên với giáo lý “sự nghiệp” không có ý nghĩa gì. Nhưng thực tế “trường đời” luôn rộng hơn rất nhiều “trường tu” nên những giá trị thuộc về “sự nghiệp” luôn là giá trị với tất cả mọi người, kể cả những người đi tu. Vì một nước mà “sự nghiệp” không ra gì, loạn, thì những người đi tu có yên ổn mà tu để mong siêu thoát không? Chỉ có ngu mới không hiểu cái sự láo của Ngô Bảo Châu và biện hộ một cách khấp khểnh rằng “siêu thoát” khỏi “sự nghiệp” là đúng.

         Vậy mà ông GS Trần Đình Sử cũng trích dẫn ý trên rồi viết:
Cụ dạy Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, các ông lãnh đạo các cấp, ai cần kiệm liêm chính, ai chí công vô tư? Hay chỉ làm ngược lại. Vậy tư tưởng đạo đức sống mãi ấy là khẩu hiệu thật hay chỉ là lời nói suông? Cụ Hồ chỉ sống trong cái nhà sàn, còn các ông bây giờ thì chỉ mới cái chức trưởng ty mà đã bao nhiêu biệt phủ. Trên thực tế là tư tưởng của Người không sống nổi trong đám quan chức ngày nay vì nó khác nhau như nước với lửa, chứ đừng vội nói sống mãi”.

Còn Đỗ Minh Tuấn: 
Ngô Bảo Châu viết:"Có quý mến ai thì mong cho họ thoát khỏi vòng luân hồi. Đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!". Có những kẻ quy chụp câu đó là xúc phạm Cụ Hồ rồi nhân đó mà chửi bới như với thế lực thù địch về chính trị. Thật là ngu xuẩn! Cái này là Ngô Bảo Châu mượn Cụ Hồ để đánh giá chế độ hiện hành thôi!”.

Viết vậy cả Trần Đình Sử và Đỗ Minh Tuấn cố tình không hiểu ý láo của Ngô Bảo Châu mà do bất mãn cá nhân đã lái ý của Châu theo ý mình. Có điều cả Trần Đình Sử và Đỗ Minh Tuấn đều thuộc thể chế, có thể thua thiệt so với một số ít người nhưng so với rất nhiều người VN thì họ được ưu đãi rất  nhiều về danh và lợi. Họ là hội viên Hội Nhà Văn VN, tức thuộc vào hàng không phải nhân sĩ mà là danh sĩ. Có điều “hay” ở chỗ họ chỉ nhìn thấy cái sai, cái dốt của những người “hơn” họ, còn chính họ sai và dốt thế nào thì họ không thấy, như việc bênh vực "Trâu giỏi toán" chẳng hạn, nên họ đã tự biến thành những kẻ quấy rối, luôn đi ủng hộ sự sai trái và kể cả sự phạm pháp. Chính tôi đây cũng đã đôi lần viết.

Còn bây giờ, trước hết xin đăng một số hình ảnh về cách nước Mỹ tưởng niệm Washington và Lincoln, hai người được coi là có công đầu với nước Mỹ.

Los Angeles
26-7-2017
ĐÔNG LA

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

TUNG TIN VỊT HÒNG KÍCH ĐỘNG XUNG ĐỘT VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

(Những bài viết xuyên tạc trên mạng internet)
Hôm qua, thứ ba ngày 25-7-2017 sau mấy ngày bận lo con mọn bạn "Còng" mới ra cà phê với chúng tôi, ngồi trò chuyện một hồi bạn ấy hỏi: "Có hay không việc Việt Nam phải ngưng khai thác dầu khí ở biển Đông, khu gần vũng Tàu ý?" tôi lắc đầu bảo: "bọn phản động tung tin láo xạo trên mạng internet ấy mà. Còn Trung Quốc tháng trước có di chuyển giàn khoan thăm dò nhưng chẳng liên quan gì đến lãnh hải của ta cả", "Còng" im lặng chẳng hỏi thêm gì nữa. Tuy nhiên thực chất của vụ việc đó không như luận điệu của những chiếc loa thù địch Việt Nam chuyên xuyên tạc, bóp méo sự thật khiến quan hệ giữa ta và Trung Quốc vốn đã căng thẳng lại càng thêm phức tạp.

Theo tổng giám đốc điều hành Repsol – Tây Ban Nha cho biết, liên doanh PVN – Repsol đã tạm ngừng khoan thăm dò tại Lô 136/03. Lý do được đưa ra là thời gian này bắt đầu mùa mưa bão nên ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và sự an toàn của dự án. Công việc sẽ được nối lại vào tháng 11/2017 hoặc sớm hơn.

Ai cũng biết Biển Đông đang trong mùa mưa bão và dự kiến đến hết tháng 10 thì nguy cơ bão mới chấm dứt. Trong thời gian này, mỗi khi có nguy cơ bão, ngư dân được cảnh báo ngừng ra biển khai thác cá, các tàu bè đang ở trên biển cũng phải nhanh chóng tìm chỗ trú ẩn, những lực lượng đóng chốt trên biển như các đảo, đảo nhân tạo, nhà giàn cũng phải hết sức cảnh giác và tích cực phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại do bão. Trong mùa này, hoạt động tìm kiếm và khai thác dầu khí cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi diễn biến của thời tiết. Tuy nhiên, với các điểm khai thác thì các công trình đã được xây dựng kiên cố và hoạt động ổn định nên sẽ không cần ngừng hoạt động, di rời để tránh bão. Còn đối với hoạt động thăm dò, do các thiết bị đều là di động, có tính chất tạm bợ nên sẽ chịu tác hại rất lớn của mưa bão. Vì thế, dễ hiểu khi các đơn vị tạm ngừng khoan thăm dò cho đến hết mùa mưa bão trên biển.

Những điều đơn giản và dễ hiểu trên, bất kỳ ai có chút hiểu biết và kiến thức về dầu khí đều biết được. Thế nhưng BBC lại cố tình tung tin xuyên tạc rằng "Việt Nam phải ngừng khai thác dầu khí ở biển Đông... sau khi bị Trung Quốc đe doạ dùng vũ lực". BBC còn khẳng định, việc Repsol rút giàn khoan tại Việt Nam là do lo sợ Trung Quốc, bởi vị trí khai thác đó nằm trong cái gọi là "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc vẽ ra.

Không những thế, BBC còn trí trá trong câu chữ để người đọc dễ lầm tưởng rằng Việt Nam đã phải ngừng hoàn toàn việc thăm dò và khai thác dầu khí ở Biển Đông. Mục đích thì ai cũng biết rõ là để phục vụ những "bạn đọc trung thành" của họ, đa số là đám chống cộng hải ngoại và dân chủ cuội trong nước của Việt Nam.
Sự thực là, việc ngừng khoan thăm dò và tạm rút giàn khoan vào bờ không liên quan gì tới phía Trung Quốc và đã được Tổng giám đốc điều hành Repsol – Tây Ban Nha xác nhận. Bên cạnh đó, cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn đang tiến hành khai thác hợp tác khoan thăm dò tại mỏ Cá Voi Xanh, thăm dò địa chất tại các lô 112 và 129-132 trên thềm lục địa Việt Nam với Nga, và vẫn cho phép tập đoàn Ấn Độ ONGC Videsh thăm dò lô 128 ngoài khơi miền Trung Việt Nam sau khi gia hạn vào đầu tháng 07 vừa qua.
Vào hùa với BBC, các trang như VOA, RFA... cũng đồng loạt đưa tin ăn theo và cả những bài phân tích của các blogger chuyên xuyên tạc chống phá chính quyền Việt Nam. Tệ hơn, fan page Thuy Trang Nguyen dựng chuyện Chính phủ Việt Nam phải bồi thường cho Tập đoàn Repsol 1,1 tỷ đô. Những thông tin vô căn cứ này vẫn nhận được lượng chia sẻ rất lớn trên mạng xã hội.

Xin nhắc lại, gần đây, chính Thuy Trang Nguyen lan truyền thông tin bịa đặt ngoài Biển Đông xảy ra đụng độ giữa Hải quân Trung Quốc và Việt Nam, theo đó “1 giờ 30 sáng ngày 24/7/2017 hằng trăm tàu trung quốc vượt qua hàng rào cản của Cảnh sát biển, kiểm ngư và ngư dân Việt Nam để tiến sát vào bờ biển Vũng Tàu khoảng 100 hải lý”. Sự thực là việc tầu thuyền Việt Nam di chuyển vào sát bờ biển Vũng Tàu là để tránh bão, thế nhưng facebooker này lại cố tình xuyên tạc để gây hoang mang trong dư luận. Trước đó, năm 2016, facebooker Thuy Trang Nguyen này cũng đã tung tin xuyên tạc việc Việt Nam đổi tiền, nhưng rồi cũng chẳng hề xảy ra việc đó.

Tóm lại, BBC, VOA, RFA và các fan page phản động vẫn thường xuyên lợi dụng những tình huống không rõ ràng hoặc chưa có thông tin chính thức để lừa bịp dư luận, xuyên tạc và bôi nhọ chính quyền Việt Nam, đồng thời kích động tâm lý ghét Trung Quốc trong dân chúng để vừa làm giảm uy tính của chính quyền Việt Nam, vừa kích động xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc hòng "thừa nước đục thả câu". Bà con cần bình tĩnh, tỉnh táo, tránh để mắc lừa kẻ xấu.

Nguồn: Hội những người ghét phản động
Ngày 25 - 7 - 2017

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

LÊ ĐÌNH LƯỢNG - CÓ LẼ ĐÃ TỚI LÚC

(Lê Đình Lượng đang biểu tình tại gia để bênh vực cho đồng bọn)
Để bắt đầu cho câu chuyện của Lê Đình Lượng có lẽ cũng không quá khó. Nếu như trước đây, nhắc đến “Lê Đình Lượng” thì thực tế cũng chẳng mấy ai lưu lại “điểm nhấn” nào đáng để kể đến. Cùng lắm cũng chỉ là thời điểm mà y cùng với Thái Văn Tự xuất cảnh sang Thái Lan để tham gia khóa huấn luyện “đặc biệt” do Việt Tân tổ chức. Kể từ sau thời điểm đó, với sự chủ trì của một số đối tượng nằm trong tổ chức Việt Tân thì có lẽ Lê Đình Lượng ít nhiều được nhắc đến nhưng cũng chẳng đáng là bao. Y đã cùng với Thái Văn Tự tích cực phát triển lực lượng và tham gia lễ kết nạp vào tổ chức Việt Tân tại thị xã Cửa Lò, Nghệ An cho hai thành viên “tích cực” là Nguyễn Văn Oai và Nguyễn Xuân Anh.

Xét cho cả một quá trình thì một điều dễ nhận ra là tổ chức Việt Tân thường nhận định rằng chỉ có những thành phần cực đoan trong Thiên chúa giáo kết hợp với số đối tượng “ngoại lai” mới phần nào đủ khả năng làm lực lượng “đối trọng”. Có lẽ vì thế mà những thuật ngữ như “đấu tranh bất bạo động”, “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” ….. ở Việt Nam khi đó mới có đủ điều kiện hình thành ở nước ta. Đó cũng là căn nguyên mà thời gian qua, Việt Tân đã, đang và sẽ đẩy mạnh hoạt động móc nối, liên kết với số cực đoan trong Thiên chúa giáo để chống Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Quay lại vấn đề đối với Lê Đình Lượng thì nếu ai theo dõi tài khoản facebook Lỗ Ngọc của y thì sẽ thấy dường như tất cả những biến động trong đời sống tôn giáo tại Nghệ An, tại Giáo phận Vinh đều bị Lượng chuyển tải qua góc nhìn đa phần là tiêu cực và bộc lộ rõ hơi hướng “chống đối”. Đặc biệt là thời điểm sau sự cố ô nhiễm môi trường do công ty Formosa gây ra vào tháng 4 năm 2016, Lê Đình Lượng nổi lên như một kẻ đầu têu cho những hoạt động nhân danh “bảo vệ môi trường” để “phát động”, “cổ xúy” cho các hoạt động chống đối sau đó.

Bản thân người viết thì có một sự nhận định thế này. Nếu ai cho rằng chỉ từ thời điểm xảy ra sự cố ô nhiễm mô trường tại một số tỉnh ven biển miền Trung thì Lê Đình Lượng mới “phần nào” tạo ra được “chút ít” dấu ấn thì có lẽ chưa hẳn. Bởi như đã nói, liên quan đến việc tham gia khóa tập huấn tại Thái Lan thì sau đó, trong phiên tòa xét xử sơ thẩm và phúc thẩm Lê Quốc Quân, tổ chức Việt Tân đã chuyển “phí” cho số linh mục, giáo dân của Dòng chúa cứu thế Thái Hà để in áo, phát tiền kích động giáo dân từ Nghệ An ra Hà Nội tham gia biểu tình. Tôi nhắc đến vấn đề là ý gì? Bởi trong số kẻ cầm đầu đoàn biểu tình là số các đối tượng đã được “đào tạo” (trong đó có y tham gia). Rồi “lộ diện” rõ hơn nữa là tại phiên tòa xét xử 14 đối tượng công giáo tham gia tổ chức Việt Tân hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân tại Nghệ An, Lê Đình Lượng nằm trong số “cơ sở nội địa” cùng một số đối tượng khác kích động số giáo dân mà đa phần là thân nhân của các đối tượng tổ chức biểu tình gây rối tại phiên tòa.

Nói có lẽ cũng khó cho “tỏ tường” nhưng xét cho cùng thì Lê Đình Lượng cũng chỉ là một nhân vật nếu để đáng thực sự phải “quan tâm” thì cũng không hẳn nhưng một khi nếu đã là kẻ “thuộc diện” mà tổ chức Việt Tân chọn để tuyên truyền, lôi kéo vào các hoạt động chống đối thì ít ra chúng ta cũng cần phải “xem xét”.


Tác giả: NLT
Ngày 24 - 7 - 2017

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

THÔN HOÀNH - VÌ ĐÂU NÊN NỖI

Cổng thôn Hoành
Là người con quê hương, tôi cảm thấy thật đau lòng phải chứng kiến những cảnh diễn ra trên quê mình những tháng ngày qua. Tình đoàn kết dân làng bị phá vỡ, anh em trở nên nghi kỵ lẫn nhau. Cơ sự tại đâu? Chẳng qua cũng từ miếng bánh vẽ đền bù, bồi thường của Viettel mà nhóm “Đồng Thuận” dựng nên để lừa bịp nhân dân, làm cái cớ để họ mưu lợi mà thôi.

Tôi không hiểu sao người dân quê mình lại nghe theo ông Kình, nghe theo nhóm “Đồng thuận” mù quáng đến vậy? Người quê mình có ai là không biết, không hiểu về “gốc tích” của cụ Kình như thế nào? Không hiểu nhóm “ Đồng thuận” là những phần tử “hảo hán” ra sao?
Bản thân ông Kình thì đã rõ: từng được ưu ái giữ nhiều chức vụ quan trọng tại Đồng Tâm như Phó chủ tịch, trưởng Công an xã, Huyện uỷ viên, Bí thư đảng ủy xã với tương lại chính trị phơi phới. Nhưng rồi cũng chỉ vì lòng tham mà ăn chặn gạo cứu đói của dân, xà xẻo tiền trợ cấp cho đối tượng chính sách. Vì lẽ đó mà ông bị kỷ luật, mất chức Bí thư đảng ủy.

Trợ thủ cho ông Kình- Bùi Viết Hiểu cũng là người đã dính chàm quá nhiều. Ông từng là đảng viên nhưng rồi cũng bị xử lý kỷ luật, khai trừ khỏi Đảng vì chiếm dụng vốn Nhà nước để chơi hụi, vay tiền ngân hàng quá hạn không trả, thu 10 loại phí của dân không vào sổ sách, vi phạm nguyên tắc chi tiêu tài chính…
Những phần tử trong nhóm Đồng Thuận cũng là những người lắm tì vết, cả trong đạo đức, tư cách và việc chấp hành pháp luật. 
Lê Đình Thuần cháu của ông Lê Đình Kình là Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm đã bị xử lí kỉ luật và truy tố về tội danh chiếm đoạt đất công.
Lê Đình Ba- Phó thôn Hoành cũng là một trong kẻ mà lấn chiếm đất công không hề ít ở Đồng Tâm.
Các con trai của ông Lê Đình Công, tức cháu của Lê Đình Kình đều là dân xã hội đen vào tù ra tội nhiều lần.
Bùi Văn Kỷ đã từng thắng kiện vụ tranh chấp đất với em gái. Anh em trong nhà còn đang tranh giành nhau thế mà dân ta lại nghĩ chúng sẽ vì nước vì dân hay sao?
Với những nhận vật nhiều tì vết như thế mà dân ta cho là bậc đại nhân, đại trí, đại dũng, là biểu tượng của đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực vì dân vì nước thì quả thì tôi cũng không hiểu nổi dân mình ra sao nữa?

* Thủ đoạn của ông Lê Đình Kình và nhóm “Đồng thuận”
Năm 2012 nhóm Đồng thuận được thành lập với 10 thành viên trong đó ông Lê Đình Kình là trưởng nhóm, các thành viên còn lại bao gồm ông Hiểu, Nhạc, Thiệu Doanh, Vệ ....lúc đó vì mâu thuẫn cá nhân, lấy cớ “làm trong sạch bộ máy của Đảng"! Cũng phải thừa nhận rằng, trong giai đoạn đầu, Nhóm này đã vạch mặt 1 số cán bộ tha hóa, tham nhũng (Do bán đất làm đường, trường, trạm cho dân nhưng không đúng quy định, lấy tiền bỏ túi chia nhau, tư lợi cá nhân, …). Không chỉ được tung hô, đối với họ đây còn là cơ hội trả thù cá nhân, đồng thời nhằm thỏa mãn lòng tham danh vọng, Nhóm đã tập hợp thêm 1 số con cháu người ghét, đời khinh đó là Lê Đình Công, Lê Đình Ba, Nguyễn Thị Thoa, Nguyễn Văn Doanh, Bùi Thị Nối, Lê Thị Loan, Lê Đình Mỳ và một số kẻ khác mục đích là gây rối và quấy nhiễu chính quyền. Chúng dần từ “dân đi kiện” trở thành những “kẻ điều phối quyền lực chính trị”!.

Lúc đó chúng muốn ai làm lãnh đạo là phải nghe nếu không nghe chúng cho mấy thằng le ve bao gồm những tên vừa kể trên tổ chức gây sức ép, cướp micro tại các hội nghị để phát biểu chửi bới người này, người khác. Cứ hôm nào có lãnh đạo cấp trên về làm việc là chúng tranh thủ coi đó là cơ hội vàng lôi kéo một số bà con do thiếu thông tin ra ngăn cản, chửi bới rồi đòi hỏi. Với cách làm đó nhóm này đã đẩy đuổi được một số lãnh đạo của xã không theo phe mình rồi nhóm này đưa những kẻ con cháu trong nhà lên làm lãnh đạo như Nguyễn Thị Lan- Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND xã; Lê Trường Huy- Phó Chủ tịch UBND xã, Lê Đình Công- Trưởng thôn Hoành; Lê Đình Ba, Nguyễn Văn Doanh- Phó thôn Hoành và một số kẻ khác chưa lộ mặt.

Đến cuối năm 2016 đầu năm 2017 khi Quốc phòng bàn giao cho đơn vị Viettel số diện tích 50,3 ha bao gồm của Chương Mỹ và Đồng Tâm thì nhóm này cố tình cho rằng đó hoàn toàn là đất Đồng Tâm nên lấy số diện tích khu đất Đồng Sênh rêu rao trong nhân dân là 59 ha. Thực tế xứ Đồng Sênh có 17,7ha theo Quyết định 386 của UBND tỉnh Hà Sơn Bình, nay họ nói là 39,26 ha. Ông Kình và ông Hiểu là những người hiểu quá rõ về mảnh đất này vì những năm 1980 lúc đó ông Kình là Bí thư Đảng ủy, ông Hiểu là chủ nhiệm hợp tác xã đã ký các văn bản nhận tiền đền bù và bàn giao mốc giới (tiền đền bù chính những người này nhận nhưng nay lại huênh hoang tuyên bố là “vì tinh thần cách mạng, dân Đồng Tâm không nhận một đồng nào đền bù”! Thật là nhố nhăng, bỉ ổi hết chỗ nói). Vậy tại sao giờ ông lại nói là đất nông nghiệp của Đồng Tâm?

Lại nói về thời khởi điểm khi bắt đầu có đơn thư về khu đất này lúc đó ông Lê Đình Kình làm đơn vu cáo Lữ 28, Tiểu đoàn 31 câu kết với UBND xã Đồng Tâm bán đất quốc phòng sau đó khi thấy quốc phòng bàn giao cho Viettel ông Kình lại làm đơn là đất nông nghiệp xã Đồng Tâm, khi thấy một số hộ dân được đền bù lại nảy lòng tham xúi giục dân làng chiếm đất "Quốc phòng" để được Viettel đền bù. Như thế có phải là tráo trở, đổi trắng thay đen không? Là cơ hội không?

* Mô hình kinh tế thời @ của ông Kình
Những năm trước, ông Kình ở trong căn nhà cấp 4 xập xệ, vậy mà từ năm 2012 đến nay chỉ ăn rồi đi khiếu kiện mà lại cứ “đàng hoàng” năm sau hơn năm trước. Sau 3 năm “chống tham nhũng” thì ông Kình đã kiếm được tiền không chỉ vừa sửa chữa, vừa xây mới 3 cái nhà ngoài ra còn mấy cái sổ tiết kiệm đang gửi ở ngân hàng thì thử hỏi tiền ở đâu ra? Thế nên, họ rêu rao chống tham nhũng nhưng thực ra chính họ đang là lũ sâu mọt bòn rút của dân mình. Họ vận động nhân dân đóng góp, kêu gọi sự ủng hộ của doanh nghiệp để đi “tố cáo tham nhũng”, kèm theo những hứa hẹn nếu được đền bù sẽ là tiền trăm, tiền tỉ. Nhưng những đồng tiền mồ hôi nước mắt của dân mình lại đang làm giàu cho những kẻ ăn trên ngồi chốc, đi ô, về lọng như ông Kình, ông Hiểu và những kẻ đang từng ngày, từng giờ hại dân, hai nước trên quê hương Đồng Tâm của chúng ta…

Bao nhiêu ngày qua, tôi không có những giấc ngủ ngon bởi những trăn trở của xóm làng, dân làng ta đang bị ông Kình và nhóm “Đồng Thuận” lợi dụng lòng tin, sự mông muội của người dân để bòn rút tiền túi, thậm chí huy động tiền của cả các tổ chức phản động bên ngoài về phá đất nước, hại nhân dân, làm tổn hại hình ảnh quê hương anh hùng; làm băng hoại tình làng nghĩa xóm của người dân Đồng Tâm đã xây đắp bao đời. 

Rồi sau khi đẩy sự việc đi quá xa và đưa một số người dân vào vòng lao lý thì ông Kình lại là người ngoài cuộc?
Các Cụ xưa đã dạy “bàn tay không che được mặt trời”, bộ mặt của Lê Đình Kình và đồng bọn đến nay đã đang bị bóc trần, người dân sẽ hiểu rõ hơn những kẻ buôn dân tư lợi. Pháp luật chắc chắn sẽ không buông tha cho tội danh tày trời mà nhóm Đồng Thuận gây ra với quê hương, với dân làng, với sự ổn định và phát triển đất nước. Nhưng có lẽ những tội danh của chúng sẽ “lưu xú vạn niên” trong tâm khảm của mỗi người dân chúng ta.

Có lẽ đã đến lúc bà con thôn Hoành nhìn rõ bản chất ông Kình và nhóm Đồng Thuận. Những việc đã xảy ra ai là người được hưởng lợi? Chỉ có cái “bánh vẽ” do Lê Đình Kình và đồng bọn bày ra để lợi dụng lòng tham của dân ta nhằm trục lợi mà thôi? Mọi việc đã quá rõ ràng rồi các kết quả đo đạc, kiểm tra mốc giới sân bay Miếu Môn ngày 21/6/2017, từ năm 1981 đến nay toàn bộ đất sân bay Miếu Môn có các mốc giới bê tông cốt thép được cắm trên thực địa còn nguyên, là đất quốc phòng, do các đơn vị quốc phòng quản lý. Đừng vì lòng tham mà đẩy nhau vào vòng lao lý, mà làm băng hoại đạo đức, phá vỡ tình cảm xóm làng. Tôi thèm lắm cái cảnh bình yên vốn có của xóm làng ta xưa.

Tác giả: Lê Đình Đức
Ngày 23 - 7 - 2017

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

13 DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CHA MẸ "ĐỘC HẠI" ĐANG VÔ TÌNH LÀM HẠI CON CÁI

(Oánh cật lực)
Có người rất nghiêm khắc và điều khiển mọi khía cạnh cuộc sống của con, có người khác thì lại thoải mái và để con tự có quyết định và lỗi lầm của mình. Gần như chắc chắn rằng mặc dù có nhiều hướng tiếp cận khác nhau, cha mẹ nào cũng muốn những điều tốt nhất cho con cái mình.

Nhưng thật không may, một số người bố người mẹ lại không thể trở thành những người hỗ trợ và tấm gương tốt nhất. Tất nhiên, cha mẹ nào cũng mắc sai lầm, và không có cách nào đúng cách nào sai khi nuôi dạy trẻ, nhưng có một số lỗi lầm nghiêm trọng hơn những lỗi lầm khác và có thể để lại dấu ấn vĩnh viễn lên đứa trẻ.

Hãy cùng tìm hiểu xem bố mẹ của bạn có thực hiện những sai sót sau đây khi nuôi dạy bạn. Và nếu bạn là một người làm cha làm mẹ, hãy cố gắng tránh 13 hành vi sau đây, vì chúng có thể làm tổn thương con bạn.

1. Không thể tạo dựng một môi trường an toàn và hỗ trợ con

Một số cha mẹ tin rằng tình cảm khó khăn sẽ dạy cho con biết thế giới bên ngoài như thế nào. Tất nhiên, điều này có thể giúp trẻ độc lập hơn, nhưng nó cũng có thể khiến trẻ gặp vấn đề với sự gắn kết và không có mối quan hệ thân thiết nào trong cuộc sống về sau. Sự thật là chúng ta ai cũng cần tình cảm và sự yêu thương. Chúng ta cần có sự đảm bảo rằng, dù có nói hay làm gì, bố mẹ luôn yêu thương ta vô điều kiện.

Bằng cách ấy ta có được dũng khi để thử những điều mới mẻ và hiểu được con người thật của mình (vì ta chỉ có thể học từ những sai lầm). Tình cảm khó khăn không sai, nhưng đó nhất định không thể là hướng tiếp cận duy nhất.

2. Chỉ trích mọi hành động của con

Mọi bố mẹ đều muốn những điều tốt nhất cho con, nhưng nói rằng con luôn sai không phải là cách dạy con lành mạnh. Quá tiêu cực sẽ khiến trẻ không có sự tự tin và động lực để thử những điều mới mẻ. Trẻ con mắc sai lầm và học từ những sai lầm ấy là chuyện bình thường và cha mẹ nên hiểu điều đó. Phán xét quá đà không phải là cách hay. Cha mẹ nên tìm sự cân bằng giữa phản hồi tích cực và tiêu cực, ủng hộ thay vì làm nhụt chí con.

3. Đòi hỏi mọi sự chú ý

Cha mẹ “độc hại” thường nghĩ rằng con cái nợ họ điều gì đó vì họ đã dành quá nhiều thời gian và sức lực cho con. Họ không hiểu rằng con cái cũng có cuộc sống riêng của mình và không phải lúc nào cũng ở bên họ. Vì vậy điều tốt nhất các ông bố bà mẹ có thể làm là cho con một chút không gian và rồi con sẽ tự muốn trở về bên họ. Không có mối quan hệ nào có thể bị ép buộc, ngay cả mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

4. Nói đùa ác ý

Điều này cũng tương tự với những mối quan hệ bạo hành tâm lý, khi một bên lăng nhục đối phương với một nụ cười trên môi. Châm chọc trẻ và chỉ ra tất cả những sai sót của con có ảnh hưởng rất xấu đến sự tự tin và tự ái của con. Vậy nên nếu bạn là một người bố người mẹ, đừng bao giờ mỉa mai con vì ngoại hình hay hành vi của con. Nếu bạn thật sự quan tâm, hãy nói chuyện với con một cách riêng tư và trưởng thành.

5. Đổ hết lỗi lầm lên con trẻ

Có những bố mẹ cho rằng chính người con là nguyên nhân khiến họ đối xử tệ với con. Nếu bố mẹ bạn có xu hướng bạo hành thể chất hoặc tinh thần, gần như chắc chắn không phải lỗi của bạn, cho dù họ khiến bạn tin như vậy. Vì đa số chúng ta tôn kính bố mẹ và tin mọi điều bố mẹ nói, điều này có thê gây tổn thương sâu sắc đến một đứa trẻ.

Nghĩ rằng bạn đáng phải nhận tất cả những xúc phạm hoặc đòn roi khiến bạn nghi ngờ giá trị làm người của mình. Có thể bạn cũng sẽ tham gia vào một mối quan hệ bạo hành trong cuộc sống tương lai vì bạn nghĩ rằng hành vi như thế là bình thường và bạn không xứng đáng nhận được điều tốt hơn.

6. Không cho phép con thể hiện suy nghĩ và cảm xúc

Chúng ta ai cũng có những lúc vui lúc buồn. Giãi bày mọi suy nghĩ và không kìm nén những cảm xúc tiêu cực là điều rất quan trọng. Những cuộc trò chuyện ấy có thể ngăn chặn các chứng bệnh tâm thần và thể chất. Dạy trẻ với thái độ “con trai không được khóc” là rất không lành mạnh. Khóc và thể hiện cảm xúc giúp trẻ trở nên biết thông cảm, quan tâm và yêu thương trong tương lai. Kìm nén mọi cảm xúc có thể dẫn đến trầm cảm và cô đơn.

Vì vậy, nếu bạn là một phụ huynh, hãy động viên con lên tiếng về cảm nhận của mình.

7. Tỏ ra dữ dằn và đáng sợ

Quy củ và kỷ luật quan trọng ở một mức độ nào đó, nhưng con của bạn không bao giờ nên sợ bạn. Nếu bạn nuôi dạy con trong một môi trường mà mọi chuyện xảy ra đều do lỗi của con và con luôn bị phạt, thì con sẽ trở nên sợ nói chuyện với bạn về mọi chuyện. Điều này cũng ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của con, và con có thể sẽ chẳng muốn gần gũi với bạn nữa.

Có một sự khác biệt rất lớn giữa tôn trọng bố mẹ và sợ bố mẹ. Điều quan trọng là tạo một môi trường an toàn và trần đầy yêu thương và khiến con cảm thấy rằng dù có chuyện gì xảy ra, con vẫn luôn luôn có thể nói chuyện với bạn và tìm đến bạn khi cần lời khuyên.

8. Chỉ biết nghĩ cho bản thân

Mỗi người bố mẹ đều nên cân nhắc suy nghĩ và ý kiến của con mình. Tất nhiên, bố mẹ thông minh hơn và biết điều gì là tốt nhất (trong đa số trường hợp), điều quan trọng là phải bao gồm cả gia đình trong quá trình đưa ra quyết định. Dù là đi đâu ăn tối hoặc du lịch, con của bạn cũng nên có tiếng nói. Và nếu cuối cùng bạn lựa chọn điều trái với ý nguyện của con, hãy giải thích cho con vì sao bạn chọn quyết định đó bằng sự bình tĩnh và thấu hiểu.

9. Mong muốn thực hiện ước mơ của mình thông qua con cái

Thật ích kỷ khi bắt ép con làm những chuyện bạn muốn làm khi còn nhỏ. Ví dụ, đừng ép con học ballet nếu bạn từng muốn trở thành nữ vũ công ballet hoặc đừng bắt con học luật vì bạn từng mơ ước trở thành một luật sư thành đạt. Con của bạn là một cá nhân với suy nghĩ, ý tưởng, và thế giới của riêng mình.
Hãy để con có quyết định của riêng mình vì nếu không, sẽ chẳng ai vui vẻ cả.

10. Khống chế con bằng tiền và sự tội lỗi

Bố mẹ không nên mong đợi được đáp lại điều gì khi họ tặng quà hoặc tiền cho con. Là một người bố người mẹ, đừng cố mua tình yêu và sự tôn trọng của con cái. Hãy tìm kiếm và hưởng điều ấy bằng cách khác. Ngoài ra, đừng cố sửa chữa sai lầm của mình bằng tiền hoặc quà. Điều quan trọng là nhận sai và xin lỗi con vì hành động có giá trị hơn lời nói.

11. Giải quyết vấn đề bằng sự im lặng

Ai mới là trẻ con đây? “Giải quyết” một vấn đề hay một cuộc tranh luận bằng cách ngậm chặt miệng lại là một hành đồng rất ấu trĩ và thiếu suy nghĩ. Với bất kỳ mối quan hệ nào, giao tiếp chính là chìa khóa chủ chốt, và bạn phải nói rạch ròi mọi chuyện. Hành vi công kích-thụ động này chỉ dạy cho con bạn những cách thức giao tiếp không lành mạnh mà thôi.

12. Phớt lờ những ranh giới

Nếu một người bố mẹ muốn con cái tôn trọng mình, họ cũng phải tôn trọng con cái. Điều này có nghĩa là tuân theo những ranh giới và thỏa thuận. Nếu bạn là bố mẹ mà không bao giờ đúng giờ, bạn mong đợi con mình sẽ như thế nào? Hơn nữa, hãy cho con một chút không gian và sự riêng tư.
Ví dụ, gõ cửa trước khi vào phòng con, đặc biệt là khi con ở tuổi dậy thì.

13. Ép buộc con chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của họ

Đừng là bậc phụ huynh chỉ suốt ngày nói rằng họ đã hy sinh cho con cái nhiều biết bao nhiêu và con cái lại đang chăm sóc họ ra sao. Trở thành bố mẹ là lựa chọn và trách nhiệm của bạn, bạn không thể mong đợi con mình quên đi cuộc sống để chỉ hỗ trợ và mua vui cho bạn.

Đừng trở thành gánh nặng của con, vì như vậy con sẽ không muốn dành thời gian cho bạn đâu. Nếu bạn không vui, hãy làm điều gì đó và đừng trách con cái. Hãy nhớ rằng, tất cả chúng ta đều có trách nhiệm với hạnh phúc của riêng mình.

Có một số cách dạy con rất độc hại và tiêu cực. Chúng có thể để lại di chứng lâu dài lên đứa trẻ, và gây khó khăn cho những mối quan hệ trong tương lai của trẻ. Vì vậy hãy là người bố người mẹ tốt nhất có thể, cho con một mái nhà an toàn, nhưng cũng có đủ không gian cá nhân. Trò chuyện với con về những chuyện quan trọng và cảm nhận của con, nhưng đừng quá khống chế con. Hãy để con gây ra sai lầm và cho con biết rằng có bạn luôn ở bên ủng hộ.


Nguồn: Tâm lý học TP


Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2017

THƯ CỦA ANH HÙNG LLVT PHAN THỊ NGỌC TƯƠI - HÃY TÔN TRỌNG LỊCH SỬ

(Anh hùnh LLVT Phan Thị Ngọc Tươi)
Phản hồi về bài viết "Kỷ vật kháng chiến" của tác giả Vũ Đình Thông đăng trên website Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam ngày 14/6/2017. 

Kính thưa Đ/c Trưởng Ban Biên tập website Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, Thiếu tướng tiến sĩ Nguyễn Xuân Năng! 

Tôi là Phan Thị Ngọc Tươi, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, là nhân vật trong bài viết "Kỷ vật kháng chiến" của Vũ Đình Thông, tôi có ý kiến như sau: 

Bài viết sai hoàn toàn bản chất sự việc, cẩu thả, bóp méo lịch sử không chấp nhận được, cụ thể: 

1- Năm 2009 tôi không hề bị bất cứ ai vu oan.  

2- Những năm đánh Mỹ, tôi không phải là liên lạc mà là trinh sát An ninh vũ trang nội thành (biệt động) trực tiếp đánh giặc.  

3- Tôi có rất nhiều bí danh nhưng không hề có bí danh nào là "Nguyễn Thị Tươi" 

4- Tôi không hề bị địch bắt khi làm liên lạc bởi tôi không phải là liên lạc mà tôi bị địch bắt trong trường hợp trực tiếp chỉ huy trận đánh lớn giữa lòng thành phố, cuối trận tôi chặn địch cho đồng đội rút lui, bị giặc bao vây, quả lựu đạn cuối cùng tôi chia đôi với địch không nổ nên bị chúng bắt. Trận đó chúng chết 38 tên, bị thương 8 tên đầu sỏ. Lẽ ra tôi bị chúng tử hình hoặc ít nhất là chung thân nhưng nhờ Hiệp định Paris đã cứu sống tôi.  

5- Năm 2009, vì đồng đội nên tôi làm hồ sơ để xét vinh danh theo đúng bản chất sự việc thì Minh Hiền có xin trích lục "lá thư" lưu giữ tại bảo tàng quân đội để tặng tôi làm kỷ niệm chứ lá thư ấy không phải chứng cứ để minh oan cho tôi. Bởi ngày 15/2/2000 Chính phủ đã tặng Kỷ niệm chương xác nhận rõ ràng cho tôi với nội dung "Phan Thị Ngọc Tươi là chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù, đày đã nêu cao tinh thần kiên trung bất khuất, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc". 

6- Tôi không hề bị lưu đài tới Nhà lao Cần Thơ mà là bị chúng đài ra nhà lao Thiếu nhi Đà lạt- Nhà lao anh hùng. 

Kính thưa đồng chí Trưởng ban!  

Tôi là nhân vật trong bài viết, tôi rất buồn về bài viết này nhưng không muốn "đao to, búa lớn", thấy sai thì nhắc nhau sửa sai nên lúc 9 giờ 30 sáng nay tôi có gửi Email "trangtin.btlsqsvn@gmail.com" yêu cầu gở bài nhưng không thấy hồi âm cũng không thấy gở bài xuống. Giờ buộc tôi đăng fb, một lần nữa tôi yêu cầu đồng chí gở bỏ bài "Kỷ vật kháng chiến" của tác giả Vũ Đình Thông ra khỏi website, tôn trọng lịch sử bởi nhân chứng vẫn còn sống đây. Rất cảm ơn đồng chí lắng nghe và tôn trọng lịch sử. Trân trọng. 

Tác giả: Phan Thị Ngọc Tươi.
Ngày 22 - 7 - 2017

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

PHẠM CHÍ DŨNG NHẬN TIỀN NGOẠI BANG CHỐNG PHÁ ĐẤT NƯỚC.

Phạm Chí Dũng: sinh năm 1966 là con của ông Phạm Văn Hùng (Ba Hùng) cựu trưởng Ban Tổ chức thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, là nhà báo, nhà văn và từng làm trong Ban Nội chính của Thành ủy Hồ Chí Minh nhưng do bất mãn, y đã quay lưng lại chống phá nhà nước.

Ngày 17 tháng 7 năm 2012 y bị bắt khẩn cấp về hành vi câu kết với một số tổ chức phản động lưu vong ở Mỹ, biên soạn nhiều tài liệu có nội dung bịa đặt, xuyên tạc, phá hoại nội bộ nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, và bị khởi tố hai tội danh “Âm lưu lật đổ chính quyền” (theo Điều 79 Bộ luật hình sự) và “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (theo Điều 88 Bộ Luật hình sự).

Ngày 25/06/2015, Phạm Chí Dũng bị Cơ quan An ninh Điều tra Thành phố Hồ Chí Minh triệu tập để yêu cầu chấm dứt hoạt động trang “Việt Nam Thời Báo”, mặc dù đã có cam kết về các nội dung đăng tải trên trang ijavn.org nhưng đến thời điểm hiện nay trang Việt Nam Thời báo (ijavn.org) vẫn đều đặn có những bài viết chống phá chế độ.

Về nguồn gốc trang phản động này:
Ngày 04/7/2014, tại nhà thờ Chúa cứu thế Thái Hà, nhóm Phạm Chí Dũng, Anton Lê Ngọc Thanh, Nguyễn Tường Thụy, Bùi Minh Quốc, Ngô Nhật Đăng mới tuyên bố thành lập cái gọi là “Hội nhà báo độc lập” và xây dựng 2 Fanpage “Việt Nam Thời Báo” và “VietNam Times”.

“Hội nhà báo Việt Nam độc lập” là một tổ chức hoạt động dưới dạng “Xã hội dân sự độc lập”, không được luật pháp Việt Nam công nhận, là cánh tay nối dài của phản động lưu vong “Việt Tân” và các tổ chức phi chính phủ quốc tế (NGOs), chúng chuyên xuyên tạc, truyền bá tư tưởng cực đoan – manh nha của kích động khủng bố; thành viên của hội này là những nhà báo, nhà văn bị tuột xích trên con đường chính trị nay trở mặt làm anh hùng bàn phím. Ngày 06/12/2015, “Hội nhà báo độc lập” thành lập dự án “Chuyên nghiệp hóa trang mạng Việt Nam Thời Báo” nhằm thúc đẩy các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước. Dự án này được 04 tổ chức NED; Đại sứ quán Anh; Quỹ khuyến học Việt Mỹ (VASF), Trung tâm khuyến khích tự lập (CESR) và Viện dự báo Chiến tranh và hòa bình (IWPR) (Các tổ chức chống Việt Nam) tài trợ 100.000 USD để hoạt động.

Như vậy có thể khẳng định rằng, mục đích của Phạm Chí Dũng lập ra trang Việt Nam Thời Báo (http://www.ijavn.org/) nhằm chống phá lại lợi ích của nhân dân và đất nước. Đã là kẻ trở cờ để chống phá thì dù có giáo dục cũng là điều vô ích đối với Phạm Chí Dũng, chỉ có song sắt mới là nơi y có thể tĩnh tâm suy ngẫm./.

Tác giả: Tiếngdân@
Ngày 19 - 7 - 2017

Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

LỜI KÊU GỌI PHẢN ĐỐI HOẠT ĐỘNG "TRI ÂN THƯƠNG PHẾ BINH VNCH" CỦA DÒNG CHÚA CỨU THẾ (38, KỲ ĐỒNG, QUẬN 3, TP. HỒ CHÍ MINH).

Hoạt động đền ơn đáp nghĩa đối với những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc và tri ân những thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với đất nước là một hoạt động truyền thống của dân tộc Việt Nam chúng ta từ mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Bao đời nay, lớp lớp những người đi trước đã ngã xuống và bằng máu xương của mình để xây dựng nên non sống đất nước, bằng máu của mình để tô thắm cho quê hương thêm tươi đẹp, vì lẽ ấy, lớp thế hệ cháu con hay những người được hưởng thụ những thành quả từ công lao to lớn và sự hy sinh của những anh hùng dân tộc "vị quốc vong thân" luôn ghi nhớ và tỏ lòng biết ơn bằng những hành động "đền ơn đáp nghĩa" để xứng đáng với truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam giàu truyền thống "yêu nước và giữ nước".
Nhưng, lịch sử dân tộc không ít lần chúng ta chứng kiến những kẻ "bán nước" vì tham vọng "vinh hoa phú quý" như Trần Ích Tắc hay Lê Chiêu Thống và gần đây nhất là chế độ tay sai bù nhìn Việt Nam cộng hòa.
Việc Nguyễn Văn Thiệu - người đứng đầu chế độ tay sai bù nhìn VNCH tự nhận mình là lính đánh thuê là minh chứng rõ ràng nhất cho thân phận tay sai ngoại bang trên chính lãnh thổ, đất nước của VNCH.
Trong cuộc khủng hoảng vì liên tiếp bị cắt viện trợ Nguyễn Văn Thiệu nói: 
"Mỹ còn viện trợ, thì chúng ta còn chống cộng" 
"Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau 3 giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập! "

Nhưng hành vi van lơn của Thiệu cũng không thuyết phục được Quốc hội Mỹ mở hầu bao. Trước khi bị Mỹ ép từ chức, Thiệu đã cay đắng thừa nhận: Việt Nam Cộng hòa thực ra là chính phủ đánh thuê cho Mỹ, Mỹ bội ước, không viện trợ nữa thì thất bại của Việt Nam Cộng Hòa là không tránh khỏi.
Và không chỉ có Nguyễn Thiệu mà Nguyễn Cao Kỳ (thủ tướng VNCH) cũng đã thừa nhận rằng: "Đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê."
Thân phận đánh thuê của "chính phủ đánh thuê" VNCH như vậy là quá rõ! Thế nhưng, ở Việt Nam ngày nay vẫn còn những kẻ khóc mướn cho cái "chế độ đánh thuê" này và "quân lực đánh thuê" VNCH bằng việc tổ chức cái gọi là "tri ân thương phế binh VNCH" bằng tiền "quyên góp" hay "cưỡng ép" hay "lừa dối" đồng bào Việt Nam tại hải ngoại.
Trong nhiều năm nay hoạt động "tri ân thương phế binh VNCH" đều do Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam tổ chức! Nội dung hoạt động này ngoài trao tiền quá còn tổ chức khơi gợi hận thù chế độ, trả thù nhân dân, hoạt động biểu tình chống phá, xuyên tạc bịa đặt về chủ trương và đường lối của Nhà nước Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam.
Dòng Chúa Cứu thế là một Dòng tu của Giáo hội công giáo Roma với mục đích hoạt động tôn giáo và tín ngưỡng nhưng lại tỏ ra thù hằn chế độ chính trị và có nhiều phát ngôn đòi lật đổ thể chế chính trị hiện tại ở Việt Nam. Những kẻ tổ chức hoạt động khơi gợi hận thù chế độ bằng việc tổ chức "tri ân thương phế binh VNCH" của DCCT hiện nay là những linh mục như: Đinh Hữu Thoại, Lê Ngọc Thanh, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Văn Lý, Đặng Hữu Nam, Trần Đình Lai, Nguyễn Duy Tân, Nguyễn Ngọc Nam Phong, Nguyễn Đình Thục, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Văn Phương, Nguyễn Văn Toản.... và nhiều linh mục khác, trong số đó có cả giám mục của giáo phận như: Nguyễn Thái Hợp ở giáo phận Vinh.
Mọi công dân Việt Nam đều được đối xử bình đẳng nếu thượng tôn pháp luật. Nhà nước Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam nhiều năm qua luôn có chủ trương đoàn kết lương giáo, đoàn kết dân tộc, hòa hợp và hòa giải các khác biệt sau chiến tranh. Chính vì vậy nên mọi chủ trương đều hướng đến mục tiêu: "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh! Mục tiêu ấy của Nhà nước Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam hẳn nhiên không thể có sự trù dập nào mà còn thể hiện sự tiến bộ xã hội mà bất cứ xã hội nào cũng hướng đến.
Tuy nhiên, hết lần này đến lần khác DCCT vẫn dùng các kênh truyền thông của mình để xuyên tạc, bịa đặt về chính sách và chủ trương của Nhà nước - của Đảng CS Việt Nam. Bên cạnh đó, DCCT còn tổ chức các hoạt động lợi dụng tôn giáo để chống phá chính quyền như cái gọi là "Thánh lễ cầu cho công lý và hòa bình" hay "Tri ân thương phế binh VNCH", lợi dụng tòa giảng để bịa đặt về đời tư của tiền nhân như xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các lãnh đạo chính quyền Việt Nam.
Và mới đây, DCCT tại 38, Kỳ Đồng, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh lại tuyên truyền cho việc tổ chức "tri ân thương phế binh VNCH" vào ngày 17/7/2017. Hoạt động này chỉ cách ngày kỷ niệm 70 ngày Thương binh liệt sĩ 27/7/2017 chỉ 10 ngày như là sự xúc phạm anh linh những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong công cuộc đánh đuổi phát xít, thực dân và đế quốc.
Sự xúc phạm và khiêu khích này làm cho cộng đồng và xã hội, những người lương tri trong cả nước không thể chấp nhận được. Vì vậy, tôi kêu gọi:
1. Bằng lòng kính Chúa và giáo hội tôi mời gọi anh chị em giáo dân của giáo hội công giáo Roma không tham gia và phản đối hoạt động lợi dụng tôn giáo - lợi dụng giáo hội để trục lợi bằng tiền và trục lợi chính trị của các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế. Kêu gọi các tu sĩ nam nữ và các Đức Giám mục hãy quan tâm đời sống mục vụ và đời sống chính trị bất xứng của các linh mục để các linh mục Dòng Chúa Cứu thế đi về đường ngay lành mà làm tốt chức Thánh là mục vụ cho giáo hội, phục vụ Thiên Chúa và chăm sóc đàn chiên của Người.
2. Bằng tinh thần dân tộc và yêu nước tôi kêu gọi các tổ chức đoàn thể và bà con nhân dân Việt Nam phản đối và phê phán mạnh mẽ hoạt động xúc phạm đến anh linh các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước trong những ngày kỷ niệm 70 năm ngày thương binh liệt sĩ 27/7, phản đối và phê phán những hoạt động khơi gợi thù hận trong nhân dân và giữa người có đạo và không có đạo.
Tôi kêu gọi Phản đối những kẻ muốn "tri ân hay vinh danh thương phế binh VNCH!!!"
Trân trọng kính chào Ông, bà, cô, bác và anh chị em giáo dân giáo hội công giáo Roma.
Trân trọng kính chào bà con nhân dân Việt Nam!
P/s: Nhờ cộng đồng gửi thông điệp kêu gọi này đến nhiều người đề tiếng nói chúng ta đến được với lương tri của những kẻ lạc lối đang ẩn mình trong Dòng Chúa Cứu Thế.


Nguồn: Giải độc thông tin
Ngày 16 -7 - 2017

Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017

30 NĂM TÔI ĐI TÌM HỒ CHÍ MINH

Viết về một nhân vật có tầm vóc quốc tế như Hồ Chí Minh có thể nói là không dễ. Đối với những người thuộc giới chống Cộng viết theo cảm tính thù hận, khi thực sự chưa hiểu và không biết gì về Hồ Chí Minh thì rất dễ, vì muốn viết sao cũng được. Họ đưa ra những chi tiết lặt vặt, cộng với xuyên tạc, dựng đứng… nhằm “ám sát tư cách cá nhân”, bằng những từ hạ cấp cho hả lòng thù hận, thì có lẽ ai viết cũng được, không cần đến trí tuệ, không cần đến kiến thức, không cần đến trình độ, và cũng không cần đến liêm sỉ.

Thảm thay, hiện tượng này chúng ta thường thấy xảy ra trong vài khu rừng diễn đàn truyền thông hải ngoại. Nơi đây, một thiểu số người Việt có vẻ như không có mấy trình độ văn hóa, giáo dục đã thường lên tiếng. Nhưng viết cho đúng với nhân cách, tài năng, tư tưởng và con người của Hồ Chí Minh thì quả thật là khó, vì điều này đòi hỏi trước hết là một sự lương thiện trí thức, một sự hiểu biết đúng đắn về cuộc đời của Hồ Chí Minh, và nhất là, về việc ông đã làm gì cho đất nước Việt Nam.

Đối với tôi, viết về Hồ Chí Minh lại càng khó hơn, vì xuất thân từ Trường sĩ quan trừ bị Nam Định, đã cầm súng chống Cộng trong thời gian 8 năm rưỡi, khoảng thời gian tôi ở trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, đã đi Mỹ học, và đã về phục vụ trong ngành giáo dục ở miền Nam cho đến ngày chót, đương nhiên tôi đã ở phía Việt Nam Cộng hòa rồi. Nhưng cuộc chiến đã chấm dứt hơn 30 năm, bây giờ còn nói đến chuyện “Quốc – Cộng” có phải là ngớ ngẩn không?

Thời gian chỉ trôi có một chiều, một thế hệ già nua như chúng tôi đang lần lượt rủ nhau đi vào dĩ vãng để nhường chỗ cho một thế hệ trẻ hơn, đầy nhiệt huyết, với những kiến thức thời đại, biết thế nào là con đường quốc gia, dân tộc, và dứt khoát từ chối, không để cho đầu óc bị ô nhiễm bởi những thù hận của lớp trước, dù các bậc cha anh vô trí có muốn truyền lại. Với tâm cảnh như trên, vậy tôi phải viết về Hồ Chí Minh ra sao?

Được đào tạo trong ngành Khoa học Vật lý, đối với tôi, sự lương thiện trí thức phải để lên hàng đầu, và phương pháp khảo cứu mọi vấn đề phải cẩn trọng, không để cho tình cảm, thiên kiến lôi cuốn, tuy tôi tự biết, vì không có cái mặc cảm của Thượng đế, nên tôi không thể tránh khỏi có đôi chút thiên kiến khi viết về lịch sử.

Một người nào đó đã chẳng từng nói: “Người nào viết Sử mà không có đôi chút thiên kiến chắc phải có cái mặc cảm mình là Thượng đế (hay mặc cảm của Thượng đế)”. Để giảm thiểu thiên kiến, phương pháp khảo cứu của tôi là đọc nhiều sách về cùng một vấn đề, rồi từ đó kiếm ra một mẫu số chung. Điều này chưa hẳn là tuyệt đối đúng, nhưng ít ra cũng không xa sự thực là bao nhiêu.

Trước khi đi vào những vấn đề này, tôi có một nhận xét tổng quát về những luận điệu xuyên tạc, đả kích ông Hồ Chí Minh của một số người có vẻ như không có mấy trình độ. Không có gì ngu xuẩn hơn là so sánh Hồ Chí Minh với Hitler. Những người này hầu như không hề biết gì đến dư luận thế giới, nhất là trong các nước tiến bộ Âu-Mỹ, đã nhận định về ông Hồ Chí Minh như thế nào.

Hãy vào Internet đánh tên Ho Chi Minh thì sẽ thấy Thế giới đánh giá Hồ Chí Minh như thế nào. Hay hãy đọc những cuốn sách về chiến tranh Việt Nam của các học giả, tướng lãnh Mỹ, và ngay cả hai cuốn In Retrospectvà Argument Without End của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara. Phần nhận định tích cực về Hồ Chí Minh tràn ngập so với phần tiêu cực thưa thớt của một số người Việt hải ngoại mà tên tuổi không đáng kể, và chỉ như những con đom đóm lập lòe trên vài diễn đàn báo điện tử, ít có giá trị trí thức của đám người Việt còn mang nặng lòng hận thù.

Các nhà sử học, giáo sư, ký giả nước ngoài đã viết gì về Hồ Chí Minh:

1. Hồ Chí Minh là tinh túy, là biểu tượng của dân tộc Việt Nam.
Cách đây 6 năm, năm 2000, sử gia William J.Duiker có xuất bản cuốn Ho Chi Minh, A Life. Cuốn sách này được giới trí thức, học giả Âu-Mỹ đánh giá khá cao và cho rằng đó là một cuốn sách nghiên cứu sâu rộng nhất về con người và sự nghiệp của ông Hồ Chí Minh. Đọc Duiker và phối kiểm với những đoạn viết về ông Hồ Chí Minh của nhiều tác giả khác ở phương Tây, chúng ta có thể rút tỉa ra những điều không xa với sự thật là bao nhiêu.

Tôi xin được nhắc lại một đoạn trong bài của Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang mà giáo sư đã trích dẫn từ cuốn Ho Chi Minh, A Life của William J.Duiker:

“Khi tin tức về cái chết của ông Hồ Chí Minh được loan truyền thì khắp địa cầu đưa ra nhận xét về ông. Hà Nội nhận được tới hơn hai mươi hai ngàn (22.000) bức điện tín từ các thủ đô lớn của 121 quốc gia trên thế giới để bày tỏ lời ca ngợi ông và chia buồn với nhân dân Việt Nam. Một số các nước theo chủ nghĩa xã hội tổ chức buổi lễ truy điệu và đưa ra những lời ca tụng ông. Thủ đô Mạc Tư Khoa chính thức ca tụng ông như là “Người con vĩ đại của dân tộc anh hùng Việt Nam, một người lãnh đạo xuất sắc của phong trào giải phóng dân tộc và cộng sản quốc tế, và là người bạn vĩ đại của Liên bang Xô Viết”.

“…Các nước trong Thế giới thứ ba (các nước trung lập) cũng nhận xét về ông với những lời ca tụng ông như là một người bảo vệ những người bị áp bức. Một bài báo phát hành ở Ấn Độ, mô tả ông như là tinh túy của “dân tộc và là hiện thân của lòng khát vọng tự do, của sự tranh đấu bền bỉ”.

Những bài báo khác đề cao đức tính giản dị và thẳng thắn của ông. Một bài xã luận trong một tờ báo ở Uruguay (Nam Mỹ) ghi nhận: “Ông có một tấm lòng bao la như vũ trụ và có một tình thương vô bờ bến đối với trẻ em. Ông là người gương mẫu về đức tính giản dị và thẳng thắn trong tất cả mọi phạm vi”.

Phản ứng từ các thủ đô phương Tây thì không biểu lộ mạnh mẽ. Tòa Bạch Ốc lặng thinh và các viên chức cao cấp trong chính quyền của Tổng thống Nixon cũng không bình luận gì cả. Nhưng việc chú ý đến cái chết của Hồ Chí Minh đối với giới truyền thông trong các nước phương Tây thật là mãnh liệt.

Những tờ báo ủng hộ các phong trào phản chiến có khuynh hướng mô tả ông bằng những lời lẽ ca tụng ông như là một địch thủ xứng đáng và là một người bảo vệ những kẻ yếu, những người thế cô và những người bị áp bức. Ngay cả những người vẫn thường khăng khăng chống lại chế độ Hà Nội cũng đánh giá ông bằng những lời lẽ kính trọng, như là một người đã tận hiến cả cuộc đời cho cuộc chiến đấu giành độc lập và thống nhất đất nước cho tổ quốc ông, coi ông như là người phát ngôn xuất chúng cho các dân tộc bị bóc lột trên thế giới”.

Trên đây, Duiker đã viết lại một sự kiện. Sự kiện này, hơn hết, đã loại bỏ tất cả những gì mà một số người Việt hải ngoại hay ở trong nước viết tiêu cực theo cảm tính về Hồ Chí Minh. Cho nên, bất kể những luận điệu nhằm hạ uy tín ông đều không thể thuyết phục được ai, ít nhất là trong giới hiểu biết, nhất là những luận điệu này lại thuộc loại hạ cấp, đầy hận thù.

Có một bài viết về Hồ Chí Minh của Wilfred Burchett - một ký giả Úc nổi tiếng, đã từng được Ngoại trưởng Henri Kissinger nhờ làm trung gian liên lạc giữa Mỹ và Hà Nội. Năm 1968, ông đã viết một cuốn sách có tính cách tiên đoán: Việt Nam sẽ thắng (Vietnam will win)và năm 1977, ông xuất bản cuốn Châu Chấu và Voi: Tại sao [Nam] Việt Nam sụp đổ (Grasshoppers and Elephants: Why Vietnam Fell).

Theo tôi, Burchett viết hay, không phải vì tác giả ca tụng ông Hồ Chí Minh, mà tác giả đã viết về những gì đã tạo nên ông Hồ Chí Minh: Không phải thuần túy chỉ là Marx, là Lenin hay Mao Trạch Đông, mà chính là lịch sử 2000 năm chống ngoại xâm của Việt Nam đã tạo nên Hồ Chí Minh. Có thể nói, tác giả hiểu Việt Nam hơn rất nhiều người tự cho mình là trí thức. Chúng ta hãy đọc vài đoạn trong bài của Burchett:

“Chính sách của Mỹ là làm cho người Việt Nam cảm thấy mình thuộc một sắc dân thấp kém, không có quyền về căn cước quốc gia. Họ thường bị gọi là “gooks”, “slopes” và “dinks”, và trên những phúc trình chính thức, làng Mỹ Lai trở thành “Thành phố hồng” (có nghĩa là thành phố Cộng sản) và dân làng bị tàn sát chỉ là “những người Á Đông” (với ý coi thường, miệt thị).

Sự thực là người nông dân Việt Nam nghèo khó nhất, ngay cả thất học, về phương diện văn hóa và đạo đức thường cũng cao hơn người Mỹ. Họ biết nhiều hơn về lịch sử đất nước của họ – không chỉ vì đất nước họ có vài ngàn năm lịch sử nhiều hơn Mỹ để mà biết đến – mà vì những điều này đã thấm vào trong người họ từ sữa mẹ.
Ngay từ bé, họ lớn lên trong một môi trường tràn ngập với những câu chuyện về gia tài lịch sử, hoặc được kể ngay khi còn nằm trong lòng mẹ, hoặc qua những màn kịch diễn lại những trang sử oai hùng của 2000 năm lịch sử chống ngoại xâm của những gánh hát rong, hoặc những truyền thuyết về các “thần thành hoàng” (thường là các anh hùng giúp nước của xóm làng, được nhà vua sắc phong), hoặc là những câu chuyện về tổ tiên đã bảo vệ non sông như thế nào, hoặc là những chuyện đau khổ của người dân bị đàn áp bởi ngoại nhân nên đòi hỏi một sự đứng lên để chống đối…

Sự hiểu biết về 2000 năm tranh đấu chống xâm lăng có đầy trong dòng máu của người nông dân chân lấm tay bùn nghèo khó nhất. Đây là nguồn dũng cảm và sức chịu đựng vô tận, luôn tin tưởng vào tương lai mà những chuyên viên của Mỹ không thể hiểu được.

Hồ Chí Minh là mẫu mực thu nhỏ của tất cả những điều trên. Và đúng là, cũng như một cái gì đó trong mỗi người Việt Nam đều có trong Hồ Chí Minh, một cái gì đó trong Hồ Chí Minh đều có trong hầu hết những người Việt Nam ngày nay, dấu ấn của ông trên dân tộc Việt Nam thật là sâu đậm.

2. Đích đến của Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc.
Vấn đề tiếp theo tôi muốn nói đến là: Hồ Chí Minh là người Cộng sản như thế nào? Chúng ta biết rằng, Hồ Chí Minh chưa bao giờ phủ nhận mình là người Cộng sản và đã từng khẳng định là Lenin cho ông niềm tin trong công cuộc giành độc lập cho đất nước.

Nhưng muốn hiểu ông là người Cộng sản như thế nào, có lẽ chúng ta nên biết đến quan niệm của một số trí thức ngoại quốc, những người thường ở trong môi trường đại học, đặt sự tôn trọng, sự lương thiện trí thức lên hàng đầu, và vì chính uy tín của họ, nên không thể viết theo cảm tính mà không nghiên cứu kỹ vấn đề, hay tự hạ mình rơi vào vòng tranh chấp Quốc-Cộng mà họ không thuộc phe nào và không có lý do gì để ủng hộ hay chống đối một phe nào.

Chúng ta hãy đọc vài đoạn trong bài của Stanley I. Kutler điểm cuốn Ho Chi Minh, A Life, Kutler là tác giả cuốn The Wars of Watergate và là chủ biên của The Encyclopedia of the Vietnam War. Stanley Kutler cho rằng trong tác phẩm của mình, Duiker đã viết về một nhà cách mạng ái quốc gần với Thomas Jefferson hơn là với V. I. Lenin. (Điều này, không phải chỉ có mình Duiker mới nhận định như trên, mà một số tác giả Mỹ khác cũng có cùng một nhận định như vậy - TCN).

Trước hết, Kutler cho rằng chế độ thực dân đã cáo chung một thế kỷ nay rồi và vai trò của ông Hồ Chí Minh đã đi vào quá khứ. Ngày nay, Việt Nam là một phần của nền kinh tế toàn cầu, có nghĩa là có những liên doanh mang lại lợi nhuận cho Chính phủ, cho một số viên chức được ưu đãi, và cho những công ty phương Tây. Nhưng Kutler ghi nhận là:
"Tuy nhiên, thế giới có một bộ mặt khác vì Hồ Chí Minh, và những người như ông, những người đã lo lắng, chiến đấu và hi sinh để giải phóng dân tộc của họ thoát khỏi sự sỉ nhục và gông cùm của sự chuyên chế bạo ngược ngoại quốc”.

Sau đó Kutler viết: “Duiker đã đi quá sự tranh luận đơn giản trong thời Chiến tranh lạnh về vấn đề Hồ Chí Minh là người Cộng sản theo chính thống Marx-Lenin hay là một nhà ái quốc dân tộc, hiến thân cho cuộc giải phóng và thống nhất đất nước?”. “Duiker đã nhận định đúng, Hồ Chí Minh có căn rễ sâu đậm trong phong trào Cộng sản quốc tế, nhưng ông luôn luôn là một người theo chủ nghĩa dân tộc, cương quyết hiến thân cho nguyên lý dân tộc tự quyết”.

“Ông Hồ Chí Minh không hề nao núng khi dùng Chủ nghĩa Cộng sản cho những mục đích dân tộc. Lời tuyên bố của ông: “Các dân ở Đông Dương vẫn sống và sẽ còn sống mãi” khó mà phù hợp với chủ nghĩa Marx.Duiker nhấn mạnh là, đối với Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao giờ cũng là mục tiêu chủ yếu, trong khi chủ thuyết về một Cộng sản không tưởng vẫn là một vấn đề mơ hồ, bất định cho tương lai”.

Chúng ta hãy đọc thêm vài tài liệu về Hồ Chí Minh:

Trong tờ Les Collections de L’Histoire, số 23, Avril-Juin 2004, một tuyển tập về “Indochine Vietnam: Colonisation, Guerres et Communisme”, có bài Con Người trở thành Hồ Chí Minh (L’Homme Qui Devint Ho Chi Minh) của Pierre Brocheux, Giáo sư Diễn giảng danh dự tại Đại học Denis- Diderot, Paris-VII. Chúng ta sẽ thấy trong đó có vài chi tiết để chúng ta hiểu hơn về Hồ Chí Minh.

Đối với Nguyễn Ái Quốc, chủ thuyết Marx-Lenin đã đưa ra những cách thức hành động, như là ông đã giảng giải nhiều năm sau: “Chúng ta phải hiểu rằng giành độc lập ra khỏi tay một cường quốc như Pháp là một nhiệm vụ rất khó khăn, người ta không thể hoàn thành mà không có một sự viện trợ từ bên ngoài. Chúng ta lấy lại độc lập bằng sự tổ chức và tự khép mình vào kỷ luật. Chúng ta cũng còn cần đến một lòng tin, một phúc âm, một sự phân tích thực tiễn, có thể nói đến như là một thánh kinh. Chủ thuyết Marx-Lenin đã cung cấp cho tôi đường lối hành động này”.

Thực ra thì có lẽ Hồ Chí Minh muốn nói đến những luận đề về Những vấn đề Dân tộc và Thuộc địa của Lenin đưa ra trong Đại hội II của Quốc tế Cộng sản vào năm 1920 để nghị thảo mà ông biết đến trong Đệ Tam Quốc tế. Chúng ta đã biết, chính ông Hồ Chí Minh đã thành thực công nhận là mới đầu ông không hiểu hết những từ và ý tưởng chính trị khó hiểu trong bản văn trên, nhưng rồi đọc đi đọc lại ông mới thấm và hiểu rõ, và ý thức được là những luận đề này đã giúp cho ông thấy con đường thích hợp nhất để cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách thuộc địa, thực dân.

Chúng ta hãy đọc tiếp vài đoạn khác của Giáo sư Brocheux. Trước hết là một tài liệu trích dẫn từ một tài liệu trong văn khố của Liên Xô, mới được sử gia Alain Ruscio phổ biến năm 1990, trang 34-36:
“Năm 1934, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) trở lại Moscou. Stalin đã nắm chắc quyền lực, và những cuộc thanh trừng lớn bắt đầu năm 1937. Dường như ông sẽ là nạn nhân, vì từ ngày trở lại Moscou, ông không được tin cậy để giao phó cho một trách nhiệm nào. Không còn nghi ngờ gì nữa người ta đã trách cứ là ông ngả về tinh thần dân tộc trong cuộc chiến đấu chống thực dân thay vì tinh thần cách mạng quốc tế vô sản”.

“Về vấn đề này, Hồ Chí Minh đã bày tỏ quan điểm của mình từ năm 1924. Được huấn luyện về cách mạng và chủ thuyết Marx bởi phương Tây, tuy nhiên ông đã nhìn theo đặc tính Á Đông: “Cuộc đấu tranh giai cấp ở phương Đông không giống như ở phương Tây. Marx đã xây dựng lý thuyết của mình trên một căn bản triết lý nào đó của lịch sử. Nhưng là lịch sử nào? Đó là lịch sử châu Âu. Nhưng châu Âu là gì? Không phải là tất cả nhân loại”.

Trong cuốn The Vietnam War Almanac, General Editor: John S. Bowman, Barnes & Noble Books, NY, 2005, trang 493, cũng có viết:

“Ông Hồ Chí Minh ít quan tâm đến những chi tiết tế nhị của chủ thuyết Mao và Lenin; thiên tài của ông là về hành động chính trị, và lý tưởng của ông có thể khá co giãn chừng nào mà nó đưa tới mục đích đã ám ảnh ông: Nền độc lập và thống nhất của Việt Nam”.
Trong cuốn Cracks In The Empire, South End Press, Boston, 1981, Paul Joseph, Giáo sư Xã hội học, Đại học Tufts, viết, trang 83:
“Dù rằng thiếu bằng chứng, Washington tiếp tục cho rằng cuộc đấu tranh chống Pháp (ở Việt Nam) là do sự chỉ đạo từ Liên bang Xô Viết. Thí dụ, trong bức công điện gửi cho Thủ tướng (Pháp) Ramadier, đại sứ Mỹ vẫn sai lầm cho rằng Việt Minh là một phong trào mà “triết lý và tổ chức chính trị đều phát khởi và bị kiểm soát bởi điện Kremlin”. Tuy vậy, tình báo Mỹ đã cố gắng, và thất bại, để kiếm ra bằng chứng là có mối liên hệ kiểm soát giữa Moscou và Hồ Chí Minh. Một công điện của Bộ Ngoại giao gửi cho đại sứ Mỹ ở Trung Quốc viết: “Bộ không có bằng chứng nào về sự nối kết trực tiếp giữa Hồ Chí Minh và Moscou nhưng vẫn cho rằng có”.

Trên đây chỉ là vài tài liệu trong số hàng trăm tài liệu khác có những nhận định tương tự rải rác trong những cuốn sách mà tôi đã đọc. Lẽ dĩ nhiên, tôi không thể nào trích dẫn tất cả những nhận định ấy trong phạm vi một bài viết như thế này. Điều này, đòi hỏi nhiều thời gian và thích hợp trong một cuốn sách viết về Hồ Chí Minh hơn.

Nhưng qua những tài liệu trên, chúng ta có thể thấy rằng ông không phải là tay sai của Liên Xô và Trung Quốc như một số người có đầu mà không có óc cố tình lên án ông là tay sai của Đệ Tam Quốc tế, hay tệ hơn nữa là “điệp viên của Cộng sản Quốc tế” (Minh Võ). Họ không hề biết quan điểm chính trị của Hồ Chí Minh đối với Liên Xô và Trung Quốc. Ông đã khôn khéo từ chối không nhận đề nghị của Liên Xô cũng như Trung Quốc gửi quân tình nguyện vào đánh giúp.
Chúng ta hãy đọc một đoạn trong cuốn Ho Chi Minhcủa Jules Archer, Chương 9: “Giữa con gấu Nga và con rồng Trung Quốc” (Between Russian Bear and Chinese Dragon), trang 109:

“Đến Bắc Kinh dự lễ kỷ niệm 10 năm Cách mạng Trung Quốc, Hồ Chí Minh cẩn thận đứng giữa Mao Trạch Đông và đại diện của Liên Xô, Miklai Suslov. Trong những cuộc đàm phán riêng, Hồ Chí Minh đã thành công lấy được sự hứa hẹn của cả Bắc Kinh lẫn Moscou để tăng gia giúp thêm vũ khí và viện trợ dân sự, nhưng khôn khéo từ chối những đề nghị gửi quân tình nguyện hay cố vấn quân sự đến Việt Nam. Ông Hồ Chí Minh biết rõ là nếu để cho con gấu Nga hay con rồng Trung Hoa được đặt chân vào cửa ngõ Hà Nội thì dần dần cửa ngõ này sẽ bị cưỡng bách mở rộng ra cho đến khi Bắc Việt mất đi nền độc lập và trở thành một quốc gia bị chiếm”.

Lời kết cho chính bản thân tôi và nhiều người
Cuối cùng, vị thế của Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam ra sao? Chúng ta đã biết, Wilfred Burchett đã nhận định ở trên:

Hồ Chí Minh là của toàn thể dân tộc Việt Nam. Không có một lằn ranh giới nào ở vĩ tuyến 17 có thể làm cho người dân miền Nam xa lìa Hồ Chí Minh dù rằng thủ đô được đặt ở miền Bắc. Hồ Chí Minh đã được chấp nhận là lãnh tụ và là nguồn cảm hứng cho mọi người Việt Nam – trừ số người đã lần lượt phục vụ những quan thầy Nhật, Pháp, rồi Mỹ.

Nhận định này đúng hay sai? Có lẽ câu trả lời thiết thực nhất là của Hoàng Xuân Ba trong bài Hai câu chuyện hoàn toàn trung thực, mới đây, đăng trên Đàn Chim Việt:

Chuyện thứ nhất: Lá cờ đỏ sao vàng trên mạng
Trưa 2-9-2006, ngày Quốc khánh của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đang nói chuyện với một người bạn Việt kiều trên Yahoo Messenger (YM), tôi bất ngờ nhận được thông điệp của một người bạn trẻ Việt Nam: “Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”, kèm theo đó là lời kêu gọi hãy thay đổi avatar (hình ảnh đại diện) trên YM bằng lá cờ đỏ sao vàng, lá cờ biểu trưng cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhìn lại danh sách nickname của mình trên YM, tôi thấy rất đông các bạn trẻ thay đổi avatar bằng hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng.

Sáng nay, 4-9-2006, báo Tuổi Trẻ đăng bài: “Mừng Quốc khánh trên mạng”. Trong bài viết này, tác giả mô tả lại hình ảnh nhà nhà treo cờ, người người treo cờ trên mạng: “Lần đầu tiên, cư dân trên mạng đón lễ Quốc khánh hoành tráng bằng cách đưa hình ảnh lá cờ Tổ quốc lên mạng trang trọng trên các blog (nhật ký cá nhân trên mạng) và trên avatar trong công cụ chat YM của mình trong ngày 2-9. Và ngày 3-9, tất cả đều đồng loạt thay vào đó là chân dung của Bác Hồ”.

Chuyện thứ hai: Lăng ông Hồ Chí Minh
Tôi đã có dịp gặp gỡ trên mạng với bạn đọc của DCVOnline gần đây qua bài Tản mạn về xã hội chủ nghĩa ở Hà Nội, đăng ngày 31-8-2006 (với hàng chục ý kiến khác nhau). Cũng dịp công tác này, tôi tranh thủ được một thời gian ngắn để ghé thăm lăng Hồ Chí Minh với mục đích tìm hiểu xem thái độ, tình cảm của người dân Việt Nam và nhất là người dân Hà Nội đối với ông ra sao. Điều làm tôi thật bất ngờ là có rất nhiều người đến viếng thăm lăng ông, các đoàn viếng lăng vào ra tấp nập. Để vào thăm lăng của ông, tôi được một anh bảo vệ cầm loa phóng thanh bắt phải đứng xếp vào hai hàng dọc, rồi theo đó vào lăng.

Quả thật, tôi cảm nhận được sự trang nghiêm của lăng mộ Hồ Chí Minh và cả sự sùng bái của những người dân bình thường viếng thăm lăng. Một cách tự động, tất cả mọi người đều kính cẩn, nghiêm trang khi đi ngang qua thi hài ông được đặt trong một cái hòm rất rộng, bốn bên là kính trong suốt. Trông ông không giống như những bức hình chụp mà tôi từng thấy, khuôn mặt trông vẫn còn rất tươi tắn, hồng hào.

Báo chí Việt Nam sáng 4-9-2006 đều đồng loạt đăng tin về việc có hàng vạn người đến viếng thăm lăng Hồ Chí Minh. Báo Tuổi Trẻ viết: “Sáng 2-9, đoàn người vào lăng viếng Bác dài ra tận hai phía trên phố Ngọc Hà và Hùng Vương. Đông nhất là các đoàn học sinh và người già từ các tỉnh Thái Nguyên, Hà Tây. Còn có rất nhiều đoàn đến từ tỉnh xa như Cao Bằng, Nghệ An, Quảng Trị, Bình Phước… Có nhiều người nước ngoài cũng đứng trong đoàn người, từng bước vào lăng. Khu vực quảng trường trước lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc nào cũng đông kín người”.

Một thông tin đáng chú ý đó là thiếu tướng Đào Hữu Nghĩa, Trưởng Ban quản lý lăng kiêm Tư lệnh Bộ Tư lệnh bảo vệ lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết, đến hết buổi viếng ngày 2-9 chỉ khoảng 25.000 lượt người được vào viếng lăng ông, số còn lại đành phải chờ đến hôm sau. Tôi tin rằng, con số trên rất thật bởi vì tôi đã được tận mắt chứng kiến dòng người xếp hàng dài vào viếng lăng Hồ Chí Minh, không nhất thiết phải do cơ quan hay các hội đoàn tổ chức…

Duiker cũng viết, trang 566: “Mỗi tuần có hơn 15.000 người đến viếng thăm Lăng ông Hồ Chí Minh”.

Tại sao ngày nay người dân Việt Nam vẫn còn kính trọng và ngưỡng mộ Hồ Chí Minh, tuy rằng trên diễn đàn truyền thông hải ngoại có cả một chiến dịch để xóa bỏ “thần tượng Hồ Chí Minh”? Lý do rất dễ hiểu là phần lớn những điều viết về Hồ Chí Minh của giới chống Cộng là sai lầm, là vô căn cứ, bắt nguồn từ lòng thù hận một chiều của những người gọi là “Quốc Gia”, chứ không đặt trên những sự thật và sự kiện lịch sử.

Vài nét về tác giả
Sinh năm 1931 tại Hà Nội.1952: Tốt nghiệp trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định với cấp bậc Thiếu úy.1956: Xin giải ngũ.1957: Quy Y Tam Bảo, chùa Văn Thánh, Thị Nghè, Thượng tọa Tuệ Đăng chứng minh.1962: Cử nhân Giáo khoa Khoa học, Khoa học Đại học Sài Gòn.1962: Bị gọi tái ngũ.1962-1965: Trưởng Khoa Khoa học (Vật lý và Hóa học), Văn Hóa Vụ, Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Đồng thời dạy thực tập Vật lý ở Đại học Đà Lạt.1965: Giải ngũ.1965-1967: Giảng Nghiệm Viên, Ban Vật lý, Khoa học Đại học Sài Gòn.1967: Được học bổng đi Mỹ học về ngành Vật lý ở Đại học Wisconsin - Madison.1972: Tốt nghiệp Ph.D., Vật lý, Đại học Wisconsin - Madison.1972-1975: Giảng sư, Ban Vật lý, Khoa học Đại học Sài Gòn.1975-1977: Nghiên cứu sinh Sau Tiến sĩ, Khoa Vật lý, Trường Đại học Wisconsin-Madison.1977-1996: Giám đốc Phòng thí nghiệm Phân tích Bề mặt, Trung tâm Vật liệu, Trường Đại học Wisconsin-Madison. Hướng dẫn nghiên cứu trong lĩnh vực Phân tích Bề mặt bằng cách sử dụng các kỹ thuật mới…1989: Tháng 11: Được mời sang Singapore làm Cố vấn Kỹ thuật ở SISIR (Singapore Institute of Standards and Industrial Research)1996 - đến nay: Về hưu. Nghiên cứu Đạo Phật, Công Giáo, Lịch sử.

Trần Chung Ngọc (Wisconsin – Hoa Kỳ)
Theo Tạp chí Hồn Việt