Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

ĐÒN CẢNH CÁO CUỐI CÙNG DÀNH CHO PHẠM ĐOAN TRANG?

(Dâm chủ Phạm Đoan Trang)
Trên các trang Facebook, blog cá nhân, các trang lề trái của đám dân chủ cuội cũng như các trang tin tức nước ngoài có thái độ thù địch với Việt Nam như RFA, VOA, BBC… đua nhau đưa tin về vụ việc liên quan đến số phận của Phạm Đoan Trang trong những ngày qua. Các trang này thi nhau giật tít rằng Phạm Đoan Trang bị bắt cóc, bị câu lưu, bị đe dọa, giam lỏng… với cùng một nội dung chưa được xác thực rằng: “vào khoảng 2 giờ chiều ngày 24/2 nhà báo Phạm Đoan Trang đã bị một toán sĩ quan an ninh bắt cóc ngay tại nhà riêng của mình ở Hà Nội, và sau đó bị cưỡng chế đưa đến trụ sở cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an, tại số 3 Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội cho đến tận 23 giờ cùng ngày”… “Trong suốt thời gian bị tạm giữ, cô Phạm Đoan Trang đã bị thẩm vấn liên tục về những hoạt động của mình và về tác phẩm “Chính trị bình dân” mà cô đã viết và xuất bản hồi năm ngoái”… “Sau khi được thả về, công an đã đặt chốt canh gác tại khu trung cư, nơi ở của gia đình Đoan Trang. Đồng thời đe doạ cô, thông báo miệng rằng Trang phải đi làm việc “theo lệnh” trong những ngày tiếp theo. Không chỉ riêng nhà riêng của Phạm Đoan Trang bị canh gác, nhà riêng của một số nhân vật đấu tranh khác cũng bị công an giám sát, điển hình là trường hợp của Lê Thị Công Nhân- Ngô Duy Quyền”. 

ĐÒN CẢNH CÁO CUỐI CÙNG DÀNH CHO PHẠM ĐOAN TRANG?
Chưa biết thực hư việc nữ dâm chủ Phạm Đoan Trang bị bắt hay mời lên làm việc là như thế nào, nhưng rõ ràng cách đưa tin, giật tít của dân chủ cuội vẫn theo phong cách thường thấy đó là nhằm hướng lái dư luận theo cách nhìn nhận sai lệch về hoạt động của chính quyền, đặc biệt là của cơ quan công an Việt Nam.

Còn nói về dâm chủ Trang thì nếu như việc ả bị mời lên làm việc là sự thật thì điều này cũng không có gì là lạ. Trong giới dân chủ cuội, cái tên Phạm Đoan Trang nổi lên như một nữ dâm chủ thứ thiệt. Sinh năm 1978, từng làm cộng tác viên báo Vietnamnet, phóng viên báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh tại Hà Nội, nhưng với bản tính nằm không ăn sẵn, Trang bị hấp dẫn bởi lợi ích trước mắt, bắt đầu mon men tham gia vào phong trào “đấu tranh dân chủ” với một loạt bài viết có nội dung xuyên tạc, vu cáo, chống Đảng, Nhà nước theo sự chỉ đạo của Việt Tân. Trang đã từng bị tạm giữ 9 ngày (từ 28/8/2009 đến 6/9/2009) cùng với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh do hành vi giúp đám dân chủ cuội in áo phông kèm nội dung chống phá theo đơn đặt hàng của Việt Tân. Sau thời gian đó, hoạt động của Trang ngày càng trở nên quyết liệt hơn khi ả liên tục xuất hiện tại điểm nóng dưới mác "dân chủ", "nhân quyền", "môi trường", cùng đám dân chủ cuội khác để thực hiện các hành vi kích động, xuyên tạc, chống phá chính quyền. Ngoài ra không thể kể đến danh hiệu dâm chủ của ả khi những hình ảnh chát sex của ả cùng đám bạn tình dâm chủ khác bị rò rỉ. Với một lý lịch hoen ố như vậy, mà đến giờ này Trang mới bị cơ quan an ninh mời lên làm việc thì đó mới là chuyện lạ đấy.

Bên cạnh đó, Trang còn đú đởn viết sách, mới nhất Trang nhờ xuất bản chui lủi bên Mỹ cuốn “Chính trị bình dân” và khi đang cố gắng tuồn về Việt Nam thì ngay lập tức đã bị lực lượng hải quan Đà Nẵng phát hiện và thu giữ vào ngày 09/02/2018 cùng với một số ấn phẩm khác. Lý do tại sao bị thu giữ thì cũng đã rõ ràng, ngoài giọng văn chém gió thì quyển “Chính trị bình dân” của ả viết có nội dung cổ vũ cho “tam quyền phân lập” theo kiểu phương Tây, “xã hội dân sự”, đa nguyên, đa đảng, cổ vũ, kêu gọi giới trẻ đấu tranh lật đổ chính quyền Việt Nam hiện tại… Vì vậy nếu cho lưu hành những cuốn sách này sẽ tạo ra nhận thức sai lệch trong giới bạn đọc về các vấn đề dân chủ, nhân quyền của Việt Nam hiện nay, vô tình tiếp tay cho các đối tượng xấu chống phá Việt Nam.

Nói tóm lại, đến giờ phút này Phạm Đoan Trang có bị triệu tập hay bắt giữ đi chăng nữa thì điều đó cũng không có gì là đáng ngạc nhiên. Với thành tích bất hảo của mình như vậy mà đến giờ này Trang vẫn còn ung dung ngoài song sắt, chưa chung số phận với mẹ Nấm hay Nga phủ lý thì thực sự đó vẫn là một ân huệ lớn dành cho ả. Đây có lẽ sẽ là đòn cảnh cáo cuối cùng dành cho ả, nếu còn tiếp tục không hối cải thì ngày Trang đoàn tụ với Quỳnh và Nga hứa hẹn sẽ không còn xa.


Tác giả: AN THIÊN
Ngày 27-2-2018

Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018

BẢN CHẤT CỦA LỰC LƯỢNG CHỐNG CỘNG TRONG DÒNG CHÚA CỨU THẾ VN (KỲ 5)

(Lm. Nguyễn Ngọc Bích, Giám tỉnh DCCT)
KHI CÁC LINH MỤC ĐẤU ĐÁ NỘI BỘ

3. “Thay máu”
Sau hai vòng bầu cử, ngày 5 tháng 11 năm 2015, linh mục Nguyễn Ngọc Bích đắc cử chức Giám tỉnh của Tỉnh dòng Chúa Cứu thế Việt Nam, nhiệm kỳ 2015 – 2018. Ông Bích nhậm chức vào ngày 15 tháng 1 năm 2015. Ngay sau khi mất chức Giám tỉnh vào tay ông Bích, linh mục Phạm Trung Thành cho biết ông đã “xin nghỉ một thời gian để chữa bệnh”, và sẽ không can dự vào công việc nội bộ của dòng (15). Không lâu sau đó, khi ông Vũ Khởi Phụng mãn nhiệm chức Bề trên của tu viện DCCT Thái Hà, ông cũng mất chức này vào tay linh mục Trịnh Ngọc Hiên, và cũng xin nghỉ để chữa bệnh.

Ngay sau khi nhậm chức Giám tỉnh, ộng Nguyễn Ngọc Bích ra hai quyết định quan trọng.

Thứ nhất, ông thay thế toàn bộ nhân sự Ban Truyền thông của DCCT Việt Nam. Linh mục Lê Ngọc Thanh, người từng phụ trách ban này trong nhiều năm, bị mất chức. Ban Truyền thông mới của DCCT nhanh chóng đóng cửa trang Facebook cũ của Truyền thông Chúa Cứu thế, để lập một trang mới.

Thứ hai, ông Bích ngăn ông Đinh Hữu Thoại tổ chức chương trình “Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng hòa” năm 2015. Cụ thể, khi ông Thoại đã gửi thư mời 152 thương binh VNCH đến khám sức khỏe tại nhà sách của DCCT Kỳ Đồng vào ngày 17 tháng 4 năm 2015, thì linh mục Vũ Trọng Phiệt, giám đốc nhà sách, hạ tất cả poster xuống với lý do rằng “cha Giám tỉnh không cho phép làm”. Trong khi đó, khi trả lời phỏng vấn đài RFA (15), ông Nguyễn Ngọc Bích lại tuyên bố rằng ông “không cấm chuyện giúp đỡ anh em thương phế binh”, “ai làm thì cứ làm, không sao hết”. Tuy nhiên, ông Bích lưu ý rằng khi tổ chức sự kiện, nhóm ông Thoại “cần có sự đồng ý của người chịu trách nhiệm” tại địa điểm, tức linh mục phụ trách nhà sách của tu viện Kỳ Đồng. Nói cách khác, khi ngăn ông Thoại tổ chức chương trình “Tri ân thương phế binh”, ông Phiệt nói ông chỉ làm theo lệnh của ông Bích, còn ông Bích lại đá quả bóng trách nhiệm cho ông Phiệt.

Trên RFA, ông Đinh Hữu Thoại cho biết “quyết định bất ngờ” của ông Nguyễn Ngọc Bích “để lại rất nhiều thiệt hại cho thương phế binh về mặt tâm lý, về mặt tinh thần” (15). Theo ông Thoại, khi ông gọi điện để thông báo hủy chương trình, các thương binh đều đã chuẩn bị lên đường, thậm chí có người đã ngồi trên xe khách. Trong bức thư xin lỗi các thương binh đến dự chương trình, ông Thoại giải thích như sau (16):
“Cha giám tỉnh Giuse Nguyễn Ngọc Bích quyết định từ nay không cho phép khám chữa bệnh cho thương phế binh với danh nghĩa DCCT nữa. Đồng nghĩa với cũng không được xử dụng các cơ sở của nhà dòng, để thực hiện các hoạt động tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng hòa”.

Trước những quyết định gây tranh cãi của ông Nguyễn Ngọc Bích, nhiều gương mặt chính trị đối lập ở Việt Nam đã phản ứng một cách gay gắt. Trên RFA, ông Huỳnh Công Thuận dọa ông Bích (15):
“Riêng anh em chúng tôi những người thiện nguyện viên có viết một thư ngỏ nhưng chưa công bố để gửi cha Giám tỉnh yêu cầu cha tiếp tục cho phép ủng hộ thương phế binh, giúp đỡ những người dân oan, những người cơ nhỡ, những người khó khăn bị xã hội ruồng bỏ đúng như chương trình cũng như truyền thống của DCCT. Chúng tôi định gửi cho cha nhưng nếu cha Bích không trả lời, không giải quyết thì chúng tôi sẽ gửi đi Tòa thánh Roma".

Nhạc sĩ Tuấn Khanh phỏng đoán một cách bi quan (16):
 “Ngay sau sự kiện buộc ngừng khám bệnh cho thương phế binh, còn có nhiều tin tức nói rằng chẳng bao lâu nữa, nội dung lễ Công lý và Hòa Bình hàng tháng sẽ bị kiểm duyệt chặt chẽ. Phòng truyền thông Chúa cứu thế VNRs và phòng Công lý & Hòa Bình cũng sẽ đóng cửa hoặc bị kiểm soát theo kiểu ra lệnh áp đặt. Các nhân viên thư viện cũng sẽ bị đuổi việc và thay bằng người mới “đáng tin cậy” hơn. Dưới sự kiểm soát của linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Bích, có vẻ đang có một cuộc “thay máu”, mà mọi thứ như chỉ để thuần phục trước cuộc đời thế tục bên ngoài”.

Ông Nguyễn Công Huân, chủ trang Dân Luận cảm thán (16):
“Buồn vì Dòng Chúa Cứu Thế tại Sài Gòn, đặc biệt là văn phòng Công Lý & Hòa Bình và phòng Truyền Thông đã là bạn đồng hành với anh em Dân Chủ trong thời gian vừa qua, nay lại bị đóng cửa và kiểm soát chặt chẽ… Anh em có người từng đùa đây là mảnh đất tự do cuối cùng tại Sài Gòn, vậy mà nay nó đã không còn ủng hộ tự do…”.

Đến năm 2016, bà Huỳnh Thục Vy vẫn viết trên Facebook như sau (17):
"Em trai tôi là Huỳnh Trọng Hiếu đã bị đuổi khỏi chỗ trọ cũ (nhà của nhà dòng Dòng chúa Cứu thế) như là hệ luỵ tất yếu của việc thay đổi lãnh đạo dòng tu này vào năm ngoái".

Ông Huỳnh Trọng Hiếu cũng nằm trong số những gương mặt đối lập từng tạm trú trong DCCT Kỳ Đồng để trốn tránh chính quyền, như phần trên có đề cập.

Trong năm 2015, ông Đinh Hữu Thoại được thuyên chuyển về một nhiệm sở mới, là vùng rừng núi Trà My, Tiên Phước, Quảng Nam.
Ngày 16 tháng 4 năm 2015, không lâu sau khi ông Nguyễn Ngọc Bích nhậm chức giám tỉnh, và đúng thời điểm ông Bích ngăn ông Thoại tổ chức chương trình “Tri ân thương phế binh VNCH” trong nhà dòng, nhóm truyền thông cũ của ông Lê Ngọc Thanh thành lập một trang tin mới mang tên “Tin mừng cho người nghèo”. Ông Lê Ngọc Thanh làm cố vấn của trang, trong khi linh mục Lê Xuân Lộc giữ chức Giám đốc, và linh mục Trương Hoàng Vũ giữ chức Phó Giám đốc. ông Lê Xuân Lộc từng được đào tạo về truyền thông ở Mỹ, còn ông Trương Hoàng Vũ từng được đào tạo về truyền thông mục vụ ở Philippines, và làm cho Đài Chân lý Á châu trong thời gian đó (18).

Nhóm thực hiện trang “Tin mừng cho người nghèo” dường như có khá ít thiện cảm với ông tân Giám tỉnh Nguyễn Ngọc Bích. Trong một bài viết được đăng trên trang này hồi cuối năm 2015, cây bút Vũ Sinh Hiên đề cập đến ông Bích bằng những lời lẽ như sau (19):
"Nay thì chức vụ Bề Trên Giám Tỉnh được chuyển giao cho Linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Bích, người đã chịu chức “chui” cùng với Linh mục Thành 25 năm về trước. Vị Tân Bề Trên Giám Tỉnh đã muốn áp dụng đường lối “đối thoại” với Nhà Cầm Quyền Cộng Sản thay vì đấu tranh cho sự thật và công lý".
"Người xưa đã dạy: 'Đi với Bụt thì mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy'. (...) Linh mục Bề Trên Giám Tỉnh DCCT Việt Nam và Ban Thường Vụ Tỉnh Dòng vẫn mặc 'áo cà sa' để đối thoại với 'ma'."

Tuy nhiên, chính sách chủ hòa triệt để của linh mục Nguyễn Ngọc Bích đã không được áp dụng lâu dài. Trong năm 2015, để thực hiện dự án “Khu phức hợp Thương mại - Căn hộ - Khách sạn Tropicana Nha Trang”, chính quyền tỉnh Khánh Hòa đã cho giải phóng mặt bằng trong đó có một cơ sở của DCCT ở Nha Trang. (19). Có lẽ chính vì lý do này, và vì tác động từ cuộc “cách mạng cá” mà Việt Tân và Giáo phận Vinh đồng tổ chức từ giữa năm 2016, mà trong năm 2016, nhóm chủ chiến trong DCCT Việt Nam lại trở lại hoạt động mạnh như xưa. Ông Lê Ngọc Thanh, người đã thành công trong việc giữ lại hệ thống truyền thông Chúa Cứu thế cũ, thay ông Đinh Hữu Thoại phụ trách Văn phòng Công lý & Hòa bình. Văn phòng này tiếp tục tổ chức nhiều buổi tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng hòa ngay trong khuôn viên của tu viện DCCT.

Cũng nhờ cuộc “cách mạng cá” của đảng Việt Tân và Giáo phận Vinh, mà trong năm 2016, truyền thông Chúa Cứu thế hoạt động khá sôi động ở ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Ngày 4 tháng 10 năm 2016, linh mục Đặng Hữu Nam, người tổ chức nhiều cuộc biểu tình quy tụ hàng trăm giáo dân ở Nghệ An (21), đã ký một hóa đơn nhận tiền có nội dung như sau (22):
“Tôi, linh mục An tôn Đặng Hữu Nam, quản xứ Phú Yên, thuộc xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đã nhận từ Linh mục An tôn Lê Ngọc Thanh 5 khoản với số tiền: 348.250.000 đồng, 10.900 đô la và 300 EURO”.

(còn tiếp)

Chú thích:
(1) http://conggiao.info/nho-cha-mattheu-vu-khoi-phung-d-34284
(2) https://chuacuuthemedia.wordpress.com/2012/01/13/khai-tr%C6%B0%C6%A1ng-truy%E1%BB%81n-thong-dong-chua-c%E1%BB%A9u-th%E1%BA%BF-vi%E1%BB%87t-nam-t%E1%BA%A1i-houston-tx/
(3) http://www.dcvonline.net/2015/05/04/phong-van-lm-dinh-huu-thoai-dcct-sai-gon/
(4) http://giaoxutanviet.com/tieu-su-cha-mattheu-vu-khoi-phung-duoc-doc-trong-nghi-thuc-nhap-quan/
(5) http://vi.rfi.fr/viet-nam/20140505-truyen-thong-chua-cuu-the-dan-than-vi-tu-do-thong-tin
(6) http://danlambaovn.blogspot.com/2016/04/to-bao-ien-tu-tin-mung-cho-nguoi-ngheo.html
(7) https://yeumensuthat.wordpress.com/2011/05/27/h%E1%BB%99i-d%E1%BB%93ng-giao-hoang-v%E1%BB%81-cong-ly-va-hoa-binh/
(8) http://conglyvahoabinh.com/article.aspx?id=29
(9) http://www.binhgia.org/2012/05/e-huong-ung-nhan-inh-cua-uy-ban-cong-ly.html
(10) https://www.danluan.org/tin-tuc/20130326/dong-chua-cuu-the-sai-gon-khai-truong-phong-cong-ly-va-hoa-binh
(11) http://www.trelangblog.com/2015/01/ong-hanh-cung-dan-toc-kieu-giao-hoi.html
(12) http://danlambaovn.blogspot.com/2014/01/phong-cong-ly-va-hoa-binh-nhung-no-luc.html
(13) http://vietnamvanquan.blogspot.com/2014/04/uc-ket-ngay-tri-thuong-phe-binh-viet.html
(14) http://giesu.net/home/lm-giuse-nguyen-ngoc-bich-tan-giam-tinh-dong-chua-cuu-the-viet-nam/
(15) https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/saigon-redemptorist-suspends-the-wounded-soldier-support-programs-04172015103446.html
(16) http://vokhanhlinh98.blogspot.com/2015/04/dong-chua-cuu-co-tan-giam-tinhzan-chu.html
(17) http://www.vnnew.net/2016/06/o-loi-cho-ban-lanh-ao-moi-cua-dong-chua.html
(18) http://www.tinmungchonguoingheo.com/blog/2016/04/21/tro-chuyen-ngay-thoi-noi-cung-voi-gnsp/
(19 http://baonghean.vn/linh-muc-dang-huu-nam-da-lam-gi-o-giao-xu-phu-yen-120417.html
(20) http://truyenhinhnghean.vn/xa-hoi/201703/linh-muc-dang-huu-nam-dung-tien-o-dau-de-gay-roi-699671/


Nguồn: Loa Phường 
Ngày 20/02/2018

BẢN CHẤT CỦA LỰC LƯỢNG CHỐNG CỘNG TRONG DÒNG CHÚA CỨU THẾ VN (KỲ 4)

(VP Công lý & Hòa bình là nơi tụ tập của các nhóm phản động)
SỰ THẬT VỀ VĂN PHÒNG CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH

2. Văn phòng Công lý & Hòa bình
Ngày 6 tháng 1 năm 1967, Giáo hoàng Paul VI thành lập một cơ quan mang tên “Ủy ban Giáo hoàng về Công lý & Hòa bình”. Quyết định này nhằm đáp lại đề xuất của Công đồng Vatican II về việc thành lập một tổ chức của Giáo hội để “thúc đẩy sự phát triển ở những vùng nghèo khổ và gia tăng công lý trong bối cảnh quốc tế”. Hoạt động của ủy ban này xoay quanh ba mảng lớn, là công lý, hòa bình và nhân quyền.

Như đã đề cập trong mục trên, vào tháng 6 năm 2009, sau khi họp tại tu viện Kỳ Đồng, Công hội DCCT Việt Nam đã ra quyết định thành lập Ủy ban Công lý & Hòa bình của DCCT Việt Nam. Ban Truyền thông của DCCT Việt Nam cũng được thành lập theo quyết định đó.

Một năm sau, vào tháng 10 năm 2010, Hội đồng Giám mục Việt Nam tuyên bố thành lập Ủy ban Công lý & Hòa bình Việt Nam. Theo lời tự giới thiệu của ủy ban này, thì nó “có mối tương quan mật thiết” với Ủy ban Giáo hoàng về Công lý & Hòa bình về mặt mô hình và đường hướng (8). Tuy nhiên, lời giới thiệu trên cũng nhấn mạnh rằng hai tổ chức này “độc lập với nhau và không lệ thuộc vào nhau”.

Theo lời linh mục Nguyễn Văn Khải của DCCT, thì linh mục Vũ Khởi Phụng chính là một trong nhứng người đầu tiên “sớm gửi thư kiến nghị Hội đồng Giám mục Việt Nam” mạnh dạn thành lập Ủy ban Công lý & Hòa bình” (1). Qua việc ủy ban của DCCT Việt Nam ra đời trước 1 năm so với ủy ban của Hội đồng Giám mục Việt Nam, có thể thấy lời ông Khải có cơ sở.

Ngày 15 tháng 5 năm 2012, Ủy ban Công lý & Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam ra một văn bản mang tên “Nhận định một số tình hình tại Việt Nam hiện nay”. Sau khi đưa ra các nhận xét bất lợi cho chính quyền, văn bản này đưa ra một số “đề xuất không có cơ cở”, như "sửa đổi luật đất đai, thay đổi lề lối làm việc và lối áp đặt độc đoán của chính quyền, xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội công dân năng động, trọng dụng nhân tài, cho các tôn giáo được có tính cách pháp nhân và được tham gia vào các lãnh vực giáo dục và y tế".

Năm ngày sau, ngày 20 tháng 5, ông Vũ Khởi Phụng tung ra một bài bình luận về sự kiện, do chính ông chấp bút (9). Phần đầu bài có những đoạn mang đậm tính bè phái và tính công kích, như sau:
"Từ dăm năm nay, trong nước cũng như ngoài nước, có những dư luận tiêu cực, đôi khi được bày tỏ một cách rất nặng lời, về Giáo Hội Việt Nam. Khá nhiều người cho rằng Giáo Hội Việt Nam và đặc biệt là hàng giáo phẩm, chỉ lo lễ bái và xây cất, mà dần dần trở nên xa lạ và vô cảm với những nhân tố đang đục khoét, đang lũng đoạn tinh thần và tâm linh của xã hội Việt Nam. Chúng ta không câm nhưng cam tâm làm giáo hội thầm lặng. Có người dùng đến từ “chó câm”, nghe rất xấc xược, nếu chúng ta không kịp nhớ lại rằng đó là một điển Thánh Kinh (Is 56, 10), mới đây còn được Ðức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI dùng lại.

Dư luận như thế, nếu không đúng, thì cũng rất tai hại cho thanh danh và mức độ khả tín của Giáo Hội, còn nếu đúng thì lại càng tai hại bội phần, bởi nó tố cáo một tình trạng muối đã lạt, đèn đã tàn".

Sau đó, bằng một thái độ đắc thắng có phần trịch thượng, ông Phụng khéo léo tuyên bố rằng nhờ bản nhận định này, phe chủ chiến của ông đã giành được chính danh trong nội bộ Công giáo Việt Nam. Vũ Khởi Phụng kêu gọi dân Công giáo thực hiện các đề xuất trong bản nhận định bằng một số biện pháp mà Ủy ban Công lý & Hòa bình của Hội đồng Giám mục không hề đưa ra. Cụ thể, ông đề nghị các hội đoàn Công giáo góp phần hình thành "xã hội dân sự" để tạo ra thay đổi chính trị.

Chưa đầy một năm sau, ngày 24 tháng 3 năm 2013, tu viện Kỳ Đồng của DCCT TP.HCM khai trương Văn phòng Công lý & Hòa Bình. Lễ khai trương do linh mục Phạm Trung Thành chủ trì, và có hòa thượng Thích Không Tánh, người tổng phụ trách các hoạt động từ thiện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đến dự (10). Trong buổi lễ, linh mục Đinh Hữu Thoại không quên mượn sự ra đời của Ủy ban Công lý & Hòa bình (thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam) để làm nền tảng chính đáng cho việc thành lập văn phòng mà ông phụ trách. Ông Thoại rêu rao văn phòng này sẽ giúp đỡ “những người mất đất, oan sai” bằng cách hỗ trợ truyền thông và tư vấn pháp luật cho họ.

Sau khi Văn phòng Công lý & Hòa bình của DCCT Kỳ Đồng ra đời, các blog ủng hộ chính quyền thường mô tả DCCT Kỳ Đồng như một “trụ sở” chung của cả các hội đoàn “chống Cộng” lẫn các nhóm tôn giáo có mâu thuẫn với chính quyền khác như Giáo hội Phật giáo Thống nhất và Phật giáo Hòa hảo (11). Có lẽ hiện tượng này xuất phát từ các hoạt động của Hội đồng Liên tôn, một hội đồng hình thành từ sáng kiến của một tín đồ Hòa Hảo và được cả ông Đinh Hữu Thoại lẫn ông Thích Không Tánh tham gia. Ông Nguyễn Bắc Truyển, một tín đồ Hòa Hảo thân Hội đồng Liên tôn, cũng là thiện nguyện viên của Văn phòng Công lý & Hòa bình.

Khi trả lời phỏng vấn trang phản động “Dân Làm Báo” vào năm 2014, ông Đinh Hữu Thoại xác nhận rằng ngoài việc “giúp đỡ dân oan”, Văn phòng Công lý & Hòa bình cũng đang có những nỗ lực để “liên tôn”, nghĩa là liên kết các tôn giáo (12). Tất nhiên, các nhóm tôn giáo liên kết với DCCT đều có mâu thuẫn và hận thù với chế độ.

Cũng theo tố cáo của nhiều blogger thì DCCT Kỳ Đồng có cả một “biệt khu” bất khả xâm phạm, trang bị đầy đủ công nghệ. Đây là nơi các nhân vật đối lập tìm đến để trốn tránh chính quyền và cũng là nơi các hội nhóm phản động tổ chức các buổi họp, hội thảo hay lễ kỷ niệm bất hợp pháp.

Ngày 28 tháng 4 năm 2014, Văn phòng Công lý & Hòa bình đã tổ chức một sự kiện mang tên “Ngày tri ân thương phế binh VNCH” với nguồn kinh phí chủ yếu được tài trở bởi các cá nhân, tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài. Qua từ “tri ân” trong cái tên, có thể thấy đây không đơn thuần là một hoạt động từ thiện, mà là một tuyên ngôn chính trị. Bằng sự kiện này, DCCT tuyên bố rằng họ ủng hộ phe Việt Nam Cộng hòa và coi đây là “phe chính nghĩa” trong cuộc chiến trước năm 1975. Tương tự buổi tri ân này, các linh mục DCCT cũng đã nhiều lần tổ chức lễ giỗ ông Ngô Đình Diệm, một tổng thống Việt Nam Cộng hòa theo đạo Công giáo và có nhiều chính sách thiên vị dân Công giáo.

Có thể thấy rằng: Văn phòng Công lý & Hòa bình là một cơ quan chuyện lợi dụng tôn giáo và từ thiện để làm chính trị. Dù được dán nhãn “vì công lý và hòa bình”, thực ra nó vận hành bởi lòng hận thù của các nhóm tôn giáo chống chính quyền, trong đó có nhóm linh mục “chủ chiến” trong DCCT Việt Nam và của những người luyến tiếc chế độ Việt Nam Cộng hòa cũ.
(còn tiếp)

Chú thích:
(1) http://conggiao.info/nho-cha-mattheu-vu-khoi-phung-d-34284
(2) https://chuacuuthemedia.wordpress.com/2012/01/13/khai-tr%C6%B0%C6%A1ng-truy%E1%BB%81n-thong-dong-chua-c%E1%BB%A9u-th%E1%BA%BF-vi%E1%BB%87t-nam-t%E1%BA%A1i-houston-tx/
(3) http://www.dcvonline.net/2015/05/04/phong-van-lm-dinh-huu-thoai-dcct-sai-gon/
(4) http://giaoxutanviet.com/tieu-su-cha-mattheu-vu-khoi-phung-duoc-doc-trong-nghi-thuc-nhap-quan/
(5) http://vi.rfi.fr/viet-nam/20140505-truyen-thong-chua-cuu-the-dan-than-vi-tu-do-thong-tin
(6) http://danlambaovn.blogspot.com/2016/04/to-bao-ien-tu-tin-mung-cho-nguoi-ngheo.html
(7) https://yeumensuthat.wordpress.com/2011/05/27/h%E1%BB%99i-d%E1%BB%93ng-giao-hoang-v%E1%BB%81-cong-ly-va-hoa-binh/
(8) http://conglyvahoabinh.com/article.aspx?id=29
(9) http://www.binhgia.org/2012/05/e-huong-ung-nhan-inh-cua-uy-ban-cong-ly.html
(10) https://www.danluan.org/tin-tuc/20130326/dong-chua-cuu-the-sai-gon-khai-truong-phong-cong-ly-va-hoa-binh
(11) http://www.trelangblog.com/2015/01/ong-hanh-cung-dan-toc-kieu-giao-hoi.html
(12) http://danlambaovn.blogspot.com/2014/01/phong-cong-ly-va-hoa-binh-nhung-no-luc.html
(13) http://vietnamvanquan.blogspot.com/2014/04/uc-ket-ngay-tri-thuong-phe-binh-viet.html
(14) http://giesu.net/home/lm-giuse-nguyen-ngoc-bich-tan-giam-tinh-dong-chua-cuu-the-viet-nam/
(15) https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/saigon-redemptorist-suspends-the-wounded-soldier-support-programs-04172015103446.html
(16) http://vokhanhlinh98.blogspot.com/2015/04/dong-chua-cuu-co-tan-giam-tinhzan-chu.html
(17) http://www.vnnew.net/2016/06/o-loi-cho-ban-lanh-ao-moi-cua-dong-chua.html
(18) http://www.tinmungchonguoingheo.com/blog/2016/04/21/tro-chuyen-ngay-thoi-noi-cung-voi-gnsp/
(19) http://www.tinmungchonguoingheo.com/blog/2015/12/17/nha-nuoc-cong-san-dang-doi-thoai-voi-dong-chua-cuu-the-viet-nam/
(20) https://nhatbaovanhoa.com/a4991/hang-ngan-thuong-phe-binh-vnch-se-den-dong-chua-cuu-the-ky-dong-du-le-tri-an
(21) http://baonghean.vn/linh-muc-dang-huu-nam-da-lam-gi-o-giao-xu-phu-yen-120417.html
(22) http://truyenhinhnghean.vn/xa-hoi/201703/linh-muc-dang-huu-nam-dung-tien-o-dau-de-gay-roi-699671/


Nguồn: Loa Phường
Ngày: 13/02/2018

BẢN CHẤT CỦA LỰC LƯỢNG CHỐNG CỘNG TRONG DÒNG CHÚA CỨU THẾ VN (KỲ 3)

(Lm. Lê Ngọc Thanh phụ trách Truyền thông CCT)

SỰ THẬT VỀ TRUYỀN THÔNG CHÚA CỨU THẾ

1. Truyền thông Chúa Cứu thế

Năm 1970, ngay sau khi được phong linh mục, ông Vũ Khởi Phụng giữ chức Thư ký Tòa soạn kiêm Chủ bút báo “Đức Mẹ hằng cứu giúp”, tờ báo chính của truyền thông DCCT Việt Nam. Ông liên tục giữ hai vị trí này cho đến năm 1975, khi tờ báo bị đóng cửa. Trong suốt những năm sau đó, ông Phụng được cho là vẫn tiếp tục làm báo, khi viết và trả lời phỏng vấn nhiều đài báo công giáo nước ngoài (1).
Năm 1998, khi Internet bắt đầu phổ biến ở Việt Nam, truyền thông Chúa Cứu thế được hồi sinh. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, nó chỉ được giới hạn trong hình thức thư điện tử. Phải đến năm 2005, khi website chuacuuthe.com được thành lập nhờ sự thúc đẩy của linh mục Phạm Trung Thành, truyền thông Chúa Cứu thế mới thật sự hoạt động mạnh trở lại (2).
Ông Phạm Trung Thành, người kẻ vạch nối giữa truyền thông Chúa Cứu thế trước và sau năm 1975, vốn là một môn sinh thân tín của ông Vũ Khởi Phụng. Năm 2008, ông Phạm Trung Thành đắc cử chức Giám tỉnh DCCT Việt Nam (3) và ông Vũ Khởi Phụng được bổ nhiệm làm Bề trên tại tu viện DCCT Thái Hà, Hà Nội (4). Khi ông Phạm Trung Thành tái đắc cử vào năm 2011, ông Vũ Khởi Phụng cũng tiếp tục được giữ chức. Không lâu sau khi ông Vũ Khởi Phụng phải từ chức Bề trên vào năm 2015, sang năm 2015, ông Phạm Trung Thành cũng mất chức Giám tỉnh vào tay ông Vũ Ngọc Bích, khi ông Bích đắc cử chức này. Qua các mốc thời gian kể trên, có thể thấy trong việc chính trị nội bộ của DCCT Việt Nam, Vũ Khởi Phụng và Phạm Trung Thành song hành với nhau như thể họ là thành viên của cùng một đảng.
Hai năm mà ông Phụng và ông Thành nhậm chức là 2008 và 2011, cũng là thời điểm mà hai vụ đòi đất của tu viện DCCT ở Thái Hà nổ ra. Việc đòi đất này là chưa có tiền lệ trước nhiệm kỳ của hai ông này và cũng không tiếp diễn từ khi hai ông thôi chức cho đến thời điểm hiện tại.
Theo lời ông Lê Ngọc Thanh, người từng làm linh mục đặc trách truyền thông của DCCT TP.HCM, thì khi hai vụ đòi đất ở Thái Hà vào năm 2008 và 2011 diễn ra, chính trang chuacuuthe.com đã “trở thành nơi cung cấp chính thức cho tin tức thời sự hằng ngày. Qua lời ông Thanh, có thể thấy giữa truyền thông Chúa Cứu thế và hoạt động biểu tình đòi đất của tu viện Thái Hà có sự liên quan chặt chẽ với nhau.
Không lâu sau khi hai ông Vũ Khởi Phụng và Phạm Trung Thành nhậm chức và vụ đòi đất đầu tiên của tu viện Thái Hà nổ ra, vào tháng 6 năm 2009, Công hội DCCT Việt Nam đã họp tại tu viện Kỳ Đồng và ra một quyết định quan trọng mở đường cho việc thành lập “Ban Công lý & Hòa bình và Ban Truyền thông” của DCCT Việt Nam, cũng như làm tiền đề để thành lập cái gọi là “Văn phòng Công lý & Hòa bình” của DCCT TP.HCM bốn năm sau đó.
Truyền thông của DCCT Việt Nam không hướng đến những người nghèo nói chung hoặc người nghèo phi chính trị, mà hướng đến các nhóm dân chúng tự coi mình là nạn nhân của chính quyền. Hầu hết cộng tác viên của truyền thông DCCT là những người trẻ, bao gồm cả một số người trong nhóm 14 thanh niên Công giáo, Tin lành bị bắt ở giáo phận Vinh năm 2012 vì tham gia các hoạt động của đảng Việt Tân.
Về công tác huấn luyện và tổ chức, Truyền thông của DCCT Việt Nam tuyển mộ và mở các khóa huấn luyện chuyên sâu về truyền thông không chỉ cho các nhân viên và cộng tác viên cho truyền thông Chúa Cứu thế, mà còn đào tạo nhân sự cho nhiều nhóm chính trị đối lập khác ở Việt Nam, thông qua đó tuyên truyền, xuyên tạc, tiến hành các hoạt động chống phá và gây mất ổn định cho đất nước.
Như vậy, Truyền thông Chúa Cứu thế là một guồng máy tuyên truyền được lập ra bởi ông Vũ Khởi Phụng, một phần tử bất mãn với chế độ hiện nay. Vì là một guồng máy tuyên truyền, thay vì đưa tin một cách khách quan về chuyện tranh chấp đất đai, khiếu kiện, oan sai…, Truyền thông Chúa Cứu thế sẽ mượn những vấn đề này để xuyên tạc và tuyên truyền “chống Cộng”. Không dừng ở đó, Truyền thông Chúa Cứu thế cũng phối hợp hành động với nhiều nhóm “chống Cộng” trong nước, thậm chí còn đào tạo nhân sự cho các nhóm này.

(còn tiếp)


Nguồn: Loa Phường
Ngày: 09/02/2018

BẢN CHẤT CỦA LỰC LƯỢNG CHỐNG CỘNG TRONG DÒNG CHÚA CỨU THẾ VN (KỲ 2)

(Cố Lm. Vũ Khởi Phụng bề trên DCCT Thái Hà, HN)
II. Những di sản của Vũ Khởi Phụng

Khi đưa tin về biến cố Thái Hà năm 2008 – 2011 và các sự vụ khác liên quan đến Dòng Chúa Cứu thế (DCCT) Việt Nam, người ta thường có cảm giác như các linh mục của dòng này như một khối người đồng nhất, chống chính quyền một cách mặc định. Tuy nhiên, nếu nhìn lại toàn bộ lịch sử của DCCT Việt Nam, ta sẽ thấy có một số tu sĩ phủ bóng lên toàn bộ các định hướng kể trên. Một trong số tu sĩ đó là ông Vũ Khởi Phụng, cựu chủ bút báo “Đức Mẹ hằng cứu giúp” giai đoạn 1970 – 1975 và cũng là người giữ chức Bề trên tu viện DCCT Thái Hà từ năm 2008, ngay trước khi vụ đòi đất trong năm này nổ ra, cho đến gần ngày ông mất.

Kết quả hình ảnh cho linh mục vũ khởi phụng

Theo bản tiểu sử chính thức của ông Vũ Khởi Phụng, được lưu trong Văn khố Trung ương của DCCT tại Rome (1) và theo bài viết về ông của linh mục Nguyễn Văn Khải (2), thì cuộc đời của ông Phụng có một số nét đáng lưu ý như sau:

1. Gia đình có thù với chính quyền
Cha và mẹ ông Phụng đều thuộc các gia đình có chức quyền, thân hệ thống thuộc địa của người Pháp trước năm 1945. Cha ông Phụng là người Công giáo gốc ở làng Trung Lao, Nam Định, tốt nghiệp tú tài ở Pháp và trường Luật Đông Dương. Mẹ ông là người ngoài Công giáo, học đạo với các tu sĩ DCCT ở Huế và làm lễ rửa tội ở Sài Gòn. Sau khi cưới nhau, hai ông bà chuyển đến Thanh Hóa, nơi cha ông Phụng làm tri phủ Tĩnh Gia. Vì vậy, ông Vũ Khởi Phụng được sinh ở Thanh Hóa vào ngày 5 tháng 11 năm 1940.
Năm 6 tuổi, ông Phụng được gửi vào trường tiểu học của giáo xứ Trung Lao, thuộc giáo phận Bùi Chu ở quê ông. Kể từ đó, ông Phụng tiếp tục học lên cao hơn trong hệ thống giáo dục Công giáo. Từ năm 1952, khi ông học Tiểu Đệ tử ở DCCT Thái Hà, môi trường học tập, thông tin và tiếp xúc của ông hoàn toàn thu hẹp lại trong DCCT Việt Nam.
Năm 1946, cha ông Phụng bị chính quyền bắt và giam ở Hà Tĩnh. Đến 27 năm sau, khi hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973, cha ông Phụng mới được thả.
Năm 1954, ông Phụng và các em đều di cư vào miền Nam theo DCCT hoặc người thân bên Công giáo, trong khi mẹ ông ở lại miền Bắc để lo cho chồng đang đi tù. Cảnh ly tán của gia đình ông Phụng vẫn tiếp diễn sau năm 1975, khi ông Phụng tiếp tục ở lại DCCT TP.HCM, trong khi em gái ông đi di tản, em trai ông đi tù vì là sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng hòa, trước khi cũng đi di tản. Ông Phụng chỉ được gặp lại cha mẹ từ năm 1990, khi các thay đổi chính trị khiến việc đi lại giữa hai miền dễ dàng hơn.
Như vậy, do hoàn cảnh lịch sử, Vũ Khởi Phụng nằm trong số những người Công giáo có mối thù với chính quyền Việt Nam. Ngoài mối thù liên quan đến gia đình, ông Phụng còn kế thừa những mối thù của DCCT Thái Hà và của truyền thông Chúa Cứu thế thân quân đội miền Nam, như đã đề cập ở mục trước.

2. Cây bút chủ yếu của truyền thông Chúa Cứu thế, nhất là về khía cạnh xuyên tạc, chống đối chính quyền
Trong bài viết về cuộc đời ông Vũ Khởi Phụng (2), linh mục Nguyễn Văn Khải mô tả ông Phụng là “người có sức viết dồi dào hiếm thấy”. Không chỉ vậy, ông Phụng còn “quan niệm rằng linh mục thời nay phải mang sách Phúc âm trên một tay, còn tay kia mang tờ báo”.
Trong thực tế, ông Vũ Khởi Phụng đã làm báo trong suốt đời làm linh mục của mình. Ngay sau khi được thụ phong linh mục vào năm 1970, ông Phụng đã đảm nhiệm chức Thư ký Tòa soạn và Chủ bút của báo “Đức Mẹ hằng cứu giúp”. Sau đó, khi tờ báo này phải đóng cửa vào năm 1975, ông vẫn tiếp tục “thường xuyên viết bài cho các báo Công giáo trong và ngoài nước”, đồng thời “thường xuyên trả lời phỏng vấn của các hãng thông tấn, các đài báo quốc tế”.
Linh mục Phạm Trung Thành, môn sinh của ông Phụng (3), chính là người đã hồi sinh hoạt động truyền thông của DCCT Việt Nam qua việc cho ra đời trang chuacuuthe.com vào năm 2005. Sau cột mốc này, ông Phụng tiếp tục trực tiếp làm truyền thông và giữ những vai trò tối quan trọng trong bộ máy truyền thông của DCCT. Cụ thể, sau khi chuyển về Hà Nội để giữ chức Bề trên tu viện DCCT Thái Hà từ năm 2008, ông Vũ Khởi Phụng liên tục giữ thêm chức Trưởng ban Truyền thông của tu viện (2008 – 2011) và chức Trưởng ban Truyền thông DCCT Việt Nam (2011 – 2015). Giai đoạn đương chức của ông Phụng cũng chính là giai đoạn mà tu viện Thái Hà trải qua hai vụ đòi đất vào năm 2008, 2011 và truyền thông Chúa Cứu thế trở thành một thế lực mạnh trong phong trào chính trị đối lập Việt Nam. Trong khi đó, thời điểm ông Phụng thôi giữ chức Bề trên của tu viện Thái Hà (vào năm 2015) trùng với một đợt “thay máu” trong nội bộ DCCT Việt Nam (4), trong đó ông Phạm Trung Thành mất chức Giám tỉnh DCCT Việt Nam, chương trình “Trợ giúp Thương phế binh” của dòng bị dừng và nhân sự truyền thông của dòng bị thay thế (5), để nhường chỗ cho những nhân vật sẵn sàng đối thoại với chính quyền hơn.
Theo lời linh mục Nguyễn Văn Khải, thì ông Phụng không chỉ có năng lực báo chí, mà còn “có quan điểm đúng đắn về truyền thông”. Cụ thể, ông Phụng cho rằng “báo chí là một phương thế để rao giảng Tin mừng” và “tòa giảng hay tòa báo đều là nơi thi hành sứ vụ”.
Như vậy, ông Vũ Khởi Phụng coi báo chí như một công cụ để tuyên truyền quan điểm chính trị, tôn giáo của mình, thay vì coi báo chí như một phương tiện đưa tin khách quan.

3. Người tổ chức sinh hoạt văn hóa, giáo dục cho nhiều nhóm thanh niên Công giáo
Trong suốt sự nghiệp của mình, ông Vũ Khởi Phụng đã nhiều lần đảm nhiệm các công việc đào tạo của DCCT Việt Nam. Chẳng hạn, ông tổ chức và phụ trách dạy giáo lý dự tòng tại giáo xứ ở TP.HCM trong giai đoạn 1975 – 1993 (trước khi lên chức Bề trên tu viện DCCT ở TP.HCM và Phó Giám tỉnh DCCT Việt Nam vào năm 1993). Từ năm 2005 đến năm 2008, ông làm Trưởng Ban Đào tạo DCCT Việt Nam, Giám học Học viện Thánh Alphonsus và Giám đốc Hậu học viện. Có lẽ những ngày làm công tác đào tạo của dòng, cộng với những ngày làm truyền thông Chúa Cứu thế (vốn có ảnh hưởng lớn trong giới trẻ Công giáo từ trước năm 1975) đã cho phép ông thường xuyên tiếp xúc và xây dựng quan hệ với các nhóm thanh niên Công giáo. Bản tiểu sử chính thức của ông Phụng có đoạn:
“Từ năm 1975 đến 2008, khi kín đáo, khi công khai, ngài đồng hành với một số các nhóm sinh viên và  một số nhóm tông đồ giáo dân khác cùng lúc  tại Hà Nội, Huế và Sài Gòn, tham gia cổ vũ và tổ chức các chương trình văn hóa, giáo dục và tông đồ cho giới trẻ”.

4. Một phần tử hoạt động chống chế độ
Linh mục Nguyễn Văn Khải khẳng định ông Phụng chính là một trong những người gửi thư đề nghị Hội đồng Giám mục Việt Nam thành lập Ủy ban Công lý và Hòa bình vào năm 2010, để làm tiền đề cho DCCT Kỳ Đồng thành lập Văn phòng Công lý và Hòa bình và năm 2013. Để giải thích lý do ông Phụng đề nghị thành lập ủy ban này và tham gia các hoạt động có cùng khuynh hướng, bài của ông Khải có đoạn sau:
“Ngài chủ trương dấn thân mưu tìm CÔNG LÝ, SỰ THẬT VÀ HÒA BÌNH, là bởi vì ngài xác tín rằng cái gốc rễ của của những đổ vỡ và rối loạn về mọi phương diện hiện nay trong xã hội Việt Nam đều phát xuất từ BẤT CÔNG, DỐI TRÁ VÀ BẠO LỰC do chế độ đang và đang chủ trương thi hành”.
 Như vậy, theo ông Khải thì ông Phụng nhận định vô căn cứ rằng “mọi vấn đề của xã hội Việt Nam đều do chế độ hiện hành của Việt Nam gây ra”. Ông Phụng đề nghị thành lập Ủy ban Công lý và Hòa bình, làm truyền thông và tham gia các hoạt động vì công lý, hòa bình khác là để chống phá chế độ.

 (còn tiếp)

Chú thích:
(1) http://giaoxutanviet.com/tieu-su-cha-mattheu-vu-khoi-phung-duoc-doc-trong-nghi-thuc-nhap-quan/
(2) http://conggiao.info/nho-cha-mattheu-vu-khoi-phung-d-34284
(3) https://tonggiaophanhanoi.org/on-thien-trieu/dong-nam/6575-thanh-le-ky-niem-50-nam-khan-dong-linh-muc-mat-theu-vu-khoi-phung
(4) http://vokhanhlinh98.blogspot.com/2015/04/dong-chua-cuu-co-tan-giam-tinhzan-chu.html
(5) http://www.memaria.net/20150418080405DN.html
(6) http://old.danchimviet.info/archives/101490/dsq-hoa-ky-gui-thu-phan-uu-viec-linh-muc-matthew-vu-khoi-phung-tu-tran/2016/03.


Nguồn: Loa Phường 
Ngày 07/02/2018

Thứ Ba, 20 tháng 2, 2018

ĐỐI THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU- NHỮNG KẺ CƠ HỘI

"Những kẻ cơ hội"
Trang http://www.tintuchangngayonline.com/ hiện là trang số 1 chống Việt Nam, tôi hơi e ngại khi gần đây thấy thỉnh thoảng xuất hiện bài của ông “cựu bạn thân” Nguyễn Quang Thiều, đương kim Phó Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam. Mới nhất trang này in bài thơ Kẻ-phản-bội-tổ-quốc của Thiều. Thiều viết bài nhân ngày xảy ra cuộc chiến Biên giới phía Bắc, khi TQ xâm lược VN. Thiều cho hiện có thực trạng Trung Quốc khống chế Việt Nam bởi những nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân mà tôi thấy nếu có thực thì thật lo ngại cho vận mệnh của đất nước: “Mà bởi có những kẻ phản bội dân tộc/ Lại thường đứng lẩn trong nghi lễ của sự trung thành”.
Có thể do là người nổi tiếng, quan hệ rộng, lại từng là công an, Thiều có những chứng cớ về những sự phản bội nói trên. Có điều với chiến lược ngoại giao đa phương, VN hiện coi quan hệ với TQ là quan trọng nhất, vậy thế nào là phản bội? Cứ bắt tay với TQ là phản bội thì tất cả từ TBT Nguyễn Phú trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, v.v… đều là phản bội tất!
***
Tôi từng có mối quan hệ rất thân thiết với Nguyễn Quang Thiều y như với cô Vũ Thị Hoà bây giờ. Hồi ấy Thiều nổi tiếng sớm, có nhiều người ganh ghét nên bị “đánh” tơi bời, nhất là bởi Trần Mạnh Hảo và Đỗ Hoàng. Tôi cũng đã viết bài bảo vệ Thiều y như với cô Hoà bây giờ. Cũng như cô Hoà Thiều không hề nhờ tôi, tôi viết trước hết vì lẽ phải, thứ hai là vì thái độ thân tình của Thiều và gia đình Thiều đối với tôi. Ra Hà Nội Thiều thường chở tôi về nhà ở Hà Đông, Thiều bảo “Trong số rất nhiều bạn bè của tôi, ông là người vợ tôi quý nhất”; khi vợ Thiều giặt đồ cho tôi, tôi ngại, Thiều bảo: “Ông không có gì phải ngại, ông là một thành viên của nhà tôi”. Vì tình cảm đó mà tôi đã hết lòng vì Thiều, tôi thường cố bình thơ Thiều về hướng tốt đẹp dù rằng Thiều thường làm thơ tượng trưng, nói chung chung, hiểu theo hai hướng ngược nhau đều được. Tôi cũng tuỳ Thiều để Thiều chở đến những chỗ mà tôi phải chạm mặt với những người như Phạm Xuân Nguyên, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, v.v…
Vì vậy, hôm nay chính là lần đầu tiên, thú thật là không vui gì khi tôi phải bước ra khỏi tình cảm riêng tư, viết những ý nói thẳng nói thật, ngược với nhận thức của Nguyễn Quang Thiều.
Theo tôi nguyên nhân chính việc TQ tiến hành cuộc chiến xâm lược Biên giới phía Bắc nước ta là do ta không theo Trung Quốc để chống Liên Xô, sau giải phóng ta lại đánh tư sản mại bản mà đa số là Ba Tàu Chợ Lớn, chứ hoàn hoàn không phải do phía Việt Nam ta có những kẻ phản bội đất nước làm gián điệp cho Tàu. Sau cuộc chiến Biên giới, đất nước chúng ta bị đẩy đến tận miệng vực của sự sụp đổ, lạm phát tăng gần 800%, ta buộc phải chủ động xin và rất khó quan hệ của ta mới được bình thường hoá trở lại với TQ. Quan hệ với TQ hôm nay nằm trong chiến lược ngoại giao đa phương vì sự tồn vong, ổn định và phát triển của đất nước chứ hoàn toàn không phải là do có thế lực thân Tàu, phản bội đất nước. Với TQ ta cũng “khép lại quá khứ hướng đến tương lai” như đối với Pháp, Nhật và Mỹ. Vì vậy tất cả những việc làm cố ý khơi lại cuộc chiến Biên giới để chống TQ, chống lại đường lối ngoại giao của ta là những việc làm sai trái!
Tôi không thấy những kẻ phản bội như Thiều thấy mà chỉ thấy có rất nhiều kẻ cơ hội, đón gió, trở cờ, chính vì cơ hội chúng mới đích thị là những kẻ phản bội thứ thiệt. Vì vậy mà có bài thơ dưới đây.
20-2-2018

ĐÔNG LA
NHỮNG KẺ CƠ HỘI

Có những kẻ nhân danh đổi mới văn chương.
Để phỉ nhổ cuộc chiến giải phóng dân tộc.
Chúng miêu tả Vua Quang Trung như tay du côn, cho Nguyễn Ánh mới là nòi vương giả.
Chúng tôn vinh tác phẩm cho đội quân anh hùng của ta toàn là hiếp dâm, bài bạc, hút xách, hành lạc tập thể, chôn sống tù binh…
Chúng ca ngợi tác phẩm lộn ngược luân thường đạo lý, lộn ngược thẩm mỹ; bôi bẩn, diễu cợt lãnh tụ.
Coi dơ bẩn, tục tĩu là ngôn ngữ đích thực của thơ ca.
***
Có những kẻ nhân danh đổi mới lịch sử;
Để xoá nhoà ranh giới của chính tà, thiện ác.
Chúng cho Nguyễn Ánh “cõng rắn cắn gà nhà”, “Rước voi về giày mả tổ” là anh hùng;
Tiêu diệt được triều đại Quang Trung là công thống nhất đất nước.
***
Có những kẻ cho 100 năm Pháp đô hộ Việt Nam là có công khai hoá.
Chúng cố quên hai câu ca dao “Bán thân đổi mấy đồng xu/ Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng”.
Chúng cố bịt mắt để không thấy Pháp bắt những ông vua yêu nước đi đầy;
Xoá tên nước Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Khi Mỹ thế chân Pháp tại VN;
Chúng cũng không thấy chất độc da cam vặt trụi những cánh rừng, B52 “trải thảm” bom Thủ đô Hà Nội, v.v…
*** 
Chúng chính là những kẻ khi những kẻ thù lớn nhất là Pháp, Nhật, Mỹ đã trở thành bè bạn;
Chúng lại tìm cách thù địch với đất nước mình.
Khi những kẻ thù lớn nhất là Pháp, Nhật, Mỹ đã tự nhận ra sai lầm;
Chúng lại tìm cách biện hộ cho họ.
Với chúng chỉ có TQ trong cuộc chiến tranh Biên giới vài ngày là độc ác.
Vậy chúng là ai?
Khi chúng lại là những người thành đạt, thành danh trong chính thể chể hiện tại.
Phải chăng?
Chúng có danh nhưng danh chưa vang bằng giải Nobel.
Chúng có chức nhưng chức chưa to bằng thủ tướng, tổng thống.
Chúng đã giầu nhưng chưa giầu bằng đại tỷ phú.
Vì thế cho nên.
Khi không thể đạt được tham vọng bằng chính đạo thì chúng đã theo tà đạo.
Những kẻ, hôm nay tôi phải chỉ ra đích danh: BỌN ĐÓN GIÓ TRỞ CỜ!
Nói cho gọn chúng chính là BỌN CƠ HỘI!
***
Chúng nhân danh đổi mới văn chương để cơ hội.
Chúng nhân danh đổi mới lịch sử để cơ hội.
Chúng nhân danh hoà hợp dân tộc để cơ hội.
Chúng nhân danh đấu tranh cho dân chủ tiến bộ để cơ hội.
Chúng nhân danh chống tham nhũng để cơ hội.
Chúng chống Trung Quốc để cơ hội.
Chúng làm văn nô ca ngợi Mỹ, ca ngợi phương Tây để cơ hội.
Chúng chống Formosa để cơ hội.
Chúng nhân danh bảo vệ dân oan để cơ hội …
***
Còn tôi không phải vì mất chức, mất quyền, mất danh lợi và bổng lộc;
Sao lại đi chống lại chúng?
Tất cả chỉ vì một lẽ giản đơn.
Nếu những kẻ tham, ác và dốt nát như chúng được như ý,
Thì đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta sẽ loạn!



Nguồn: ĐÔNG LA
Ngày 20-2-2018

Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018

NHỮNG KẺ ĐANG LÀM XẤU ĐI HÌNH ẢNH CỦA CÔNG GIÁO

Tối ngày 03/02/2018 (thứ bảy), linh mục Nguyễn Đình Thục lại tiếp tục sử dụng Nhà thờ và Trẻ em phục vụ mưu đồ đen tối: treo băng rôn kêu gọi trái pháp luật, chụp hình đăng lên Facebook tuyên truyền kích động giáo dân chống Chính quyền nhân dân để được nhận tiền từ các tổ chức khủng bố ở nước ngoài.

Tại sao biết bao nhiêu điều tốt đẹp của Thiên Chúa, của Giáo hội thì không tuyên truyền, giáo dục cho giáo dân?

Quanh năm suốt tháng toàn làm những chuyện trái với kỷ cương phép nước, trái với truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Để làm gì?

Hắn, linh mục Nguyễn Đình Thục lợi dụng tự do tôn giáo, lợi dụng tín ngưỡng của giáo dân để hoạt động chống Chính quyền nhân dân với mục đích cuối cùng là để các thế lực thù địch quốc tế có cớ can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước rồi dâng hiến Tổ quốc Việt Nam cho Mỹ - tàn dư Ngụy.

Có thể nói, khi những tên phản quốc, bỉ ổi, vô liêm sỉ lọt vào được Giáo hội, khoác được lớp áo Linh mục đã phá hủy sự trang nghiêm nơi Thánh đường, vấy bẩn lên Thiên Chúa. Ngày nào những con quỷ Satan như Nguyễn Đình Thục còn khoác áo Linh mục, giáo dân còn gọi là Cha thì Công giáo Việt Nam ngày càng bị ô uế.

Chính vì hoạt động của những con quỷ Satan như Nguyễn Đình Thục, Nguyễn Duy Tân, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Văn Đức,... đã làm phai nhạt đức tin của giáo dân đối với Thiên Chúa. Bọn chúng sẽ phá nát nền tảng đạo đức của Công giáo Việt Nam đã được xây dựng hơn 100 năm nay.

Không chờ đến khi Chính quyền phải bắt giam đưa ra xét xử. Đã đến lúc cộng đồng Công giáo Việt Nam phải tự bảo vệ, tự soi tự sửa, tự thanh lọc, tự loại trừ những kẻ phản quốc, những con quỷ Satan ra khỏi Giáo hội Công giáo Việt Nam.


Quách Duy
05-02-2018

BẢN CHẤT CỦA LỰC LƯỢNG CHỐNG CỘNG TRONG DÒNG CHÚA CỨU THẾ VN

Trên truyền thông, một số linh mục chống Cộng của tu viện Thái Hà nói riêng và Dòng Chúa Cứu thế Việt Nam nói chung thường làm như thể họ là những hiệp sĩ thánh chiến, chuyên bảo vệ “công lý và hòa bình”. Trong khi đó, ngày càng có nhiều blog lại cáo buộc rằng số linh mục này là những phần tử phản động chuyên lợi dụng đức tin tôn giáo để chống phá nhà nước. Vậy đâu là sự thật? Để có cái nhìn toàn cảnh về vấn đề phức tạp này,chúng ta cần nhìn nhận lại lịch sử, nguyên nhân và cách thức chống cộng của một số linh mục Dòng Chúa cứu thế để có đánh giá toàn cảnh và có cách ứng xử phù hợp với họ. Mời các bạn đón đọc phóng sự dài 7 phần của chúng tôi.


Kỳ 1: Những nét chính trong lịch sử Dòng Chúa Cứu thế ở Việt Nam

1. “Tất cả vì người nghèo”
Hồi thế kỷ 18, khi đi tĩnh tâm ở vùng núi Scala, Italy, tu sĩ Alphonsus Liguori đã gặp những nông dân, mục đồng miền núi sống rất nghèo khổ, nhưng lại rất sùng đạo. Vì vậy, ngày 9 tháng 11 năm 1732, tại vương quốc Napoli, ông cùng một nhóm linh mục nhiệt thành lập một dòng tu mới, ban đầu đặt tên là “Dòng Chúa Cứu chuộc”, sau đổi thành “Dòng Chúa Cứu thế” (DCCT). Dòng này đặt mục đích truyền đạo cho những người nghèo khổ, cô thân. Họ chọn câu “Tất cả vì người nghèo” làm phương châm hành động.

Từ đó đến nay, DCCT tập trung truyền đạo cho các tầng lớp ở dưới đáy xã hội, như người nghèo, người ở tù, người bị bỏ rơi, người bị bệnh phong, người nhiễm AIDS… Để việc truyền đạo hiệu quả hơn, DCCT không chỉ dựa vào các tổ chức tu viện đơn thuần, mà còn lập ra nhiều hội đoàn từ thiện và các dạng tổ chức chính trị - xã hội khác. Ba mũi nhọn phát triển hiện tại của họ là ba vựa người nghèo của thế giới: Đông Nam Á, châu Phi và châu Mỹ Latin. Hiện nay, họ có khoảng 6500 tu sĩ ở 77 nước.

Dòng Chúa Cứu thế ở Việt Nam cũng được thành lập theo phương châm và khuynh hướng đó.

Năm 1923, theo yêu cầu của Giám mục Henry Lecroart, Khâm sai Tòa thánh tại Việt Nam, Chủ tịch Thánh bộ Truyền giáo Vatican là Hồng y Van Rossum (vốn thuộc DCCT) đã cho thành lập Dòng Chúa Cứu thế tại Việt Nam. Tỉnh dòng thánh Anna Beaupre (Canada) được giao thực hiện nhiệm vụ thành lập đó. Ngày 30 tháng 11 năm 1925, hai linh mục và một thầy đồng trợ của DCCT ở Canada được gửi đến Đông Dương. Dòng này dần phát triển và lan rộng từ ba trung tâm ban đầu, là ba “đền Đức Mẹ” ở ấp Thái Hà (Hà Nội), ở Huế, và ở Kỳ Đồng (Sài Gòn). Đến năm 1964, DCCT Việt Nam mới trở thành một tỉnh dòng độc lập.

Năm 2016, DCCT được giao cai quản 14 giáo xứ của giáo phận Kon Tum ở Tây Nguyên, Việt Nam. Đây có thể là kết quả của một trong hai, hoặc cả hai lý do chính. Thứ nhất, do thực hiện phương châm chung của DCCT trên toàn thế giới, DCCT Việt Nam đã ưu tiên truyền đạo cho các sắc tộc thiểu số, bao gồm những người Thượng ở vùng Tây Nguyên, trong một thời gian khá dài. Thứ hai, dư luận bắt đầu đặt nghi vấn về việc DCCT đã bị một số chức sắc cực đoan hướng lái, đã hướng đến Tây Nguyên để khai thác kho mâu thuẫn từ đầu thập niên 2000 đến nay, khiến Tây Nguyên đã liên tục là một trong những nơi chứa đựng nhiều mâu thuẫn và bất ổn chính trị nhất trong cả nước. Trong số các biến cố chính trị phát sinh từ Tây Nguyên, phải kể đến các cuộc bạo loạn của hàng vạn người Thượng theo đạo Tin Lành trong năm 2001, 2004, và phong trào phản đối dự án khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên.

2. Đặt trọng tâm vào truyền thông
Một điểm đặc trưng quan trọng, hiện diện trong suốt lịch sử của dòng Chúa Cứu thế Việt Nam, là việc dòng này luôn đặt trọng tâm vào truyền thông, dùng truyền thông để hỗ trợ truyền đạo và xây dựng tầm ảnh hưởng chính trị. Trong lễ ra mắt chi nhánh Houston của Truyền thông Chúa Cứu thế vào năm 2012, phần phát biểu của linh mục Lê Ngọc Thanh, linh mục đặc trách về truyền thông của DCCT TP.HCM, có đoạn (3):

"Từ năm 1935, tức là mới sau 10 năm sau khi thành lập, thì DCCT Việt Nam đã dấn thân vào truyền thông rồi và truyền thông trở thành một cái ‘máu’ của DCCT vì nó là cơ hội giúp cho dân Chúa được nhiều nhất.”

Vào thời điểm hiện tại (đầu năm 2018), “truyền thông Chúa Cứu thế” vẫn đang được xem là một trong những đơn vị truyền thông mạnh, được đào tạo chuyên nghiệp, có cơ sở vật chất dồi dào và hoạt động bền bỉ nhất trong các phong trào chính trị đối lập ở Việt Nam. Hằng năm, “truyền thông Chúa Cứu thế” cũng mở các lớp dạy truyền thông, để đào tạo cho nhiều nhóm đối lập cả trong lẫn ngoài đạo Công giáo.

Đế chế truyền thông của DCCT Việt Nam ra đời vào ngày 1 tháng 7 năm 1935, khi dòng này xuất bản một tờ nguyệt san bằng chữ quốc ngữ mang tên “Đức Bà hằng cứu giúp” ở Hà Nội (1). Số báo đầu tiên in 2000 bản, khổ nhỏ, 24 trang, giá bán 1 đồng 1 năm. Đến năm 1940, mỗi số báo được in 5000 bản. Con số này cho thấy đây là một tờ báo lớn và có ảnh hưởng vào thời đó, vì khi đó số người Việt Nam biết chữ không nhiều.

Trong số bốn tôn chỉ được những người sáng lập vạch ra cho tờ báo, tôn chỉ đầu tiên là “rao giảng lời Chúa cho người nghèo khổ bằng ngôn ngữ bình dân”. Đây cũng là tôn chỉ quan trọng nhất, và giúp phân biệt “truyền thông Chúa Cứu thế” với những lực lượng truyền thông Công giáo khác.

Vì khi tờ báo thành lập vào năm 1935, DCCT chưa có linh mục người Việt nào, nên các linh mục người Canada phải phụ trách toàn bộ mảng truyền thông. Linh mục Joseph Laplante là chủ bút kiêm chủ nhiệm đầu tiên, phụ trách cả việc tập hợp bài viết, kiểm duyệt, biên tập, dàn trang lẫn phát hành. Ông Đông Bích, một cây bút của tờ Trung Hòa Nhật báo, phụ trách dịch các bài viết bằng tiếng Pháp của Laplante và các linh mục người Canada khác ra tiếng Việt.

Năm 1944, khi Nhật chiếm đóng Việt Nam, tờ báo bị đình bản sau khi ra số 105. Năm 1949, tờ báo được tái bản, in khổ lớn (khổ A4), dưới tên mới là “Đức Mẹ hằng cứu giúp”. Vào thời điểm này, chủ bút của tờ báo là linh mục Vũ Ngọc Bích. Báo được in từ 1000 đến 2000 bản vào những ngày mới tái bản, rồi lên đến con số 50.000 bản vào cuối thập niên 1950.

Vào năm 1954, khi Việt Nam bị chia đôi do hiệp định Geneva, có khoảng 1 triệu người miền Bắc di cư vào Nam, trong đó có 800.000 người Công giáo. Mọi dòng tu ở miền Bắc đều di tản, chỉ trừ một số đại diện của DCCT ở Thái Hà (Hà Nội). Số ở lại bao gồm hai linh mục người Canada, linh mục Vũ Ngọc Bích, và hai tu sĩ người Việt. Trong số này, hai linh mục người Canada lần lượt bị trục xuất vào các năm 1958 và 1959, cùng những linh mục ngoại quốc cuối cùng ở miền Bắc Việt Nam. Hai tu sĩ người Việt đều bị bắt đi tù vào đầu thập niên 1960, trong đó có một người chết trong tù.

Do biến cố năm 1954, tòa soạn của tờ “Đức Mẹ hằng cứu giúp” được chuyển từ Thái Hà, Hà Nội vào Kỳ Đồng, Sài Gòn. Ngoài các nhà văn Công giáo, ban biên tập mới của tờ báo cũng bao gồm nhiều nhà văn quân đội. Trong thập niên 1960 và 1970, tủ sách Tuổi Hoa và chương trình “Mỗi quân nhân, một Thánh kinh” là hai đều sản phẩm truyền thông của DCCT Kỳ Đồng được đông đảo giới trẻ và quân nhân miền Nam Việt Nam biết đến (3).

Năm 1963, linh mục Chân Tín, một người có quan điểm chính trị trung lập, được bổ nhiệm làm giám đốc tờ “Đức Mẹ hằng cứu giúp”. Vì quan điểm trung lập của ông Tín không được ưa thích bởi những người Công giáo ở miền Nam Việt Nam, nhất là những người di cư từ miền Bắc vào, ông làm cả tờ báo bị độc giả phản đối. Vì vậy, ông phải bàn giao lại tờ báo cho một linh mục khác.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ban truyền thông của DCCT Việt Nam ngừng hoạt động. Đến năm 1998, khi Internet bắt đầu phổ biến ở Việt Nam, truyền thông Chúa Cứu thế mới bắt đầu hoạt động trở lại, nhưng ban đầu chỉ giới hạn dưới hình thức email (3). Đến năm 2005, dưới sự thúc đẩy của linh mục Phạm Trung Thành, DCCT Việt Nam mới mở trang chuacuuthe.com. Trang này trở thành nơi đưa tin chính khi DCCT ở Thái Hà đụng độ với chính quyền trong hai vụ tranh chấp đất đai vào năm 2008 và 2011, và trở thành một trang truyền thông quan trọng trong phong trào chính trị đối lập ở Việt Nam kể từ đó.

Ngoài trang web vừa kể, hiện truyền thông Chúa Cứu thế còn có nhiều trang khác, như Tin Mừng Cho Người Nghèo, ducme.tv và Radio An Phong.

Ngoài những nội dung liên quan đến việc truyền đạo và đòi đất đai của dòng, các hoạt động truyền thông của DCCT Việt Nam từ năm 2005 đến nay thường khai thác mâu thuẫn giữa chính quyền với các gương mặt đối lập ở Việt Nam, các cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa và các nhóm nông dân bất mãn. Truyền thông Chúa Cứu thế thường mô tả các đối tượng vừa kể như những nhóm người cùng khổ, bị chính quyền áp bức và tước đoạt. Song song với việc bênh vực và ca ngợi các đối tượng này trên mặt báo, DCCT Việt Nam cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động tiếp xúc, giao lưu với họ, và cung cấp nhiều lợi ích vật chất cho họ dưới danh nghĩa hoạt động thiện nguyện. Chẳng hạn, từ sau biến cố vào năm 2008 ở nhà thờ Thái Hà đến nay, DCCT ở Hà Nội và TP.HCM đã thường xuyên cung cấp nơi ở cho các nhân vật đối lập đang trốn tránh chính quyền, và cung cấp địa điểm để họ tổ chức những buổi hội thảo bất hợp pháp. Từ khi ra đời vào năm 2013, Văn phòng Công lý & Hòa Bình của DCCT Kỳ Đồng đã thường xuyên “cố vấn pháp lý” miễn phí cho các đoàn nông dân khiếu kiện tập thể, và hỗ trợ truyền thông cho các cuộc biểu tình của họ. Ngày 28 tháng 4 năm 2014, văn phòng này tổ chức một sự kiện mang tên “Ngày tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng hòa”, trong đó họ hỗ trợ 1 triệu đồng/người cho tổng cộng 435 cựu binh (4). Phương châm “tất cả vì người nghèo” của DCCT đã phát huy tác dụng trong môi trường Việt Nam: từ năm 2011 đến nay, dòng này đã cải một lượng lớn các gương mặt đối lập Việt Nam sang đạo Công giáo.

3. Nhận định: Một dòng tu dân túy có thù với chính quyền
Vì sao ngay từ khi được thành lập vào năm 1932, DCCT đã dùng khẩu hiệu “Tất cả vì người nghèo”, và đã tập trung truyền đạo cho những người nghèo, người bị bỏ rơi, hay những tầng lớp ở dưới đáy xã hội? Khi một tổ chức tôn giáo đưa ra khẩu hiệu và theo đuổi khuynh hướng kể trên, người ta thường đưa ra một trong ba lối giải thích. Một:môi trường giáo dục của tổ chức này khiến họ thật lòng yêu thương người nghèo hơn các tổ chức tôn giáo khác. Hai: họ tin rằng đời sống khổ hạnh, nghèo đói giúp các tu sĩ dễ tiến bộ hơn về mặt tâm linh. Ba: họ tin rằng so với các tầng lớp khác trong xã hội, người nghèo dễ gia nhập tôn giáo hơn, nên truyền đạo cho họ sẽ dễ hơn.

Xem xét các đặc điểm của DCCT trên thế giới và ở Việt Nam, chúng ta thấy lối giải thích thứ ba có vẻ hợp lý nhất. Thứ nhất, vì trước thập niên 1975, truyền thông Chúa Cứu thế yêu quý những đồng đạo no đủ ở miền Nam hơn những người Cộng sản nghèo đói ở miền Bắc, rõ ràng việc yêu thương người nghèo của DCCT không tách rời việc truyền đạo, và DCCT không yêu thương người nghèo ngoài Công giáo một cách thật tâm. Thứ hai, vì DCCT không phải là một dòng tu khổ hạnh, có thể thấy họ không thật sự tin rằng những người sống trong cảnh khổ hạnh, bần hàn sẽ dễ tiến bộ về mặt tâm linh hơn những người khác. Thứ ba, có nhiều bằng chứng cho thấy ngay từ khi tu sĩ Alphonsus Liguori thành lập DCCT, ông đã chủ động nhắm đến người nghèo vì tin rằng họ dễ gia nhập tôn giáo hơn các tầng lớp trên. Chính DCCT cũng thừa nhận việc này, khi kể rằng Alphonsus đã lập dòng sau khi gặp những nông dân, mục đồng miền núi sống nghèo khổ nhưng sùng đạo. Thêm vào đó, cần lưu ý rằng DCCT được thành lập vào thế kỷ 18, khi cuộc cách mạng nghệ thuật thời Phục hưng và cách mạng khoa học – kỹ thuật kế sau đó đã khiến cả châu Âu xét lại quyền lực của giáo hội, và các cuộc cách mạng dân chủ sắp xảy đến, đưa quyền lực thế tục lên ngôi. Vào thời điểm đó, rõ ràng những người dân nghèo, ít học, ít được tiếp cận thông tin ở miền núi sẽ sùng đạo hơn những người dân thành thị thường xuyên tiếp cận với nghệ thuật, khoa học và tin tức.

Ngoài ra, nếu DCCT thật sự quan tâm đến người nghèo, thì họ đã dồn tiền cho các hoạt động thiện nguyện hướng đến người nghèo nói chung, thay vì chỉ hướng đến những nhóm dân nghèo có chung lợi ích chính trị với họ. Nếu DCCT muốn đạt được tiến bộ tâm linh bằng phương thức khổ hạnh, họ đã thường xuyên tịnh khẩu như nhiều dòng tu khổ hạnh trong Công giáo, thay vì xây dựng một đế chế truyền thông. Việc DCCT Việt Nam đặt trọng tâm vào truyền thông và kết hợp truyền thông với từ thiện để lôi kéo các nhóm dân nghèo bất mãn cải đạo sang Công giáo, cho thấy tính dân túy của dòng này. Khẩu hiệu “Tất cả vì người nghèo” của họ thực ra không phục vụ người nghèo, mà phục vụ việc truyền giáo.

Thêm vào đó, qua lịch sử của DCCT ở Thái Hà trong giai đoạn 1954 – 1975, qua việc hoạt động của cả báo “Đức Mẹ hằng cứu giúp” lẫn Văn phòng Công lý & Hòa bình đều gắn chặt với giới quân nhân Việt Nam Cộng hòa và việc linh mục Chân Tín bị buộc phải rời ghế giám đốc tòa soạn của tờ “Đức Mẹ hằng cứu giúp” vì quan điểm chính trị trung lập của ông, có thể thấy DCCT bị thao túng, đẩy vào thế đối lập, hận thù dai dẳng với chính quyền Việt Nam và truyền thông Chúa Cứu thế bị hận thù định hướng. 
Tính dân túy và khuynh hướng thù hận này ảnh hưởng đáng kể đến lợi ích của các nhóm dân nghèo mà DCCT Việt Nam tiếp cận. Sau khi được DCCT giúp đỡ, các gương mặt chính trị đối lập và các nhóm dân nghèo bất mãn thường không có đời sống khá hơn. Thay vào đó, họ ngày càng bị cuốn sâu vào các xung đột với chính quyền, bị cắt kế sinh nhai và tự cô lập mình với phần còn lại của xã hội. Chẳng hạn, các nhóm nông dân khiếu kiện tập thể được DCCT cố vấn về mặt pháp lý thường thua kiện và trở thành các nhóm biểu tình dai dẳng, thay vì đòi lại được đất để trở về canh tác. Những gương mặt đối lập được DCCT cải đạo sang Công giáo thường trở nên cực đoan, ít cởi mở, chậm tiến hơn, và tự cô lập mình trong cộng đồng Công giáo và cộng đồng chống Cộng.
(còn tiếp)

Nguồn: Loa Phường
Ngày 05-02-2018

Chú thích: