Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018

BẢN CHẤT CỦA LỰC LƯỢNG CHỐNG CỘNG TRONG DÒNG CHÚA CỨU THẾ VN (KỲ 2)

(Cố Lm. Vũ Khởi Phụng bề trên DCCT Thái Hà, HN)
II. Những di sản của Vũ Khởi Phụng

Khi đưa tin về biến cố Thái Hà năm 2008 – 2011 và các sự vụ khác liên quan đến Dòng Chúa Cứu thế (DCCT) Việt Nam, người ta thường có cảm giác như các linh mục của dòng này như một khối người đồng nhất, chống chính quyền một cách mặc định. Tuy nhiên, nếu nhìn lại toàn bộ lịch sử của DCCT Việt Nam, ta sẽ thấy có một số tu sĩ phủ bóng lên toàn bộ các định hướng kể trên. Một trong số tu sĩ đó là ông Vũ Khởi Phụng, cựu chủ bút báo “Đức Mẹ hằng cứu giúp” giai đoạn 1970 – 1975 và cũng là người giữ chức Bề trên tu viện DCCT Thái Hà từ năm 2008, ngay trước khi vụ đòi đất trong năm này nổ ra, cho đến gần ngày ông mất.

Kết quả hình ảnh cho linh mục vũ khởi phụng

Theo bản tiểu sử chính thức của ông Vũ Khởi Phụng, được lưu trong Văn khố Trung ương của DCCT tại Rome (1) và theo bài viết về ông của linh mục Nguyễn Văn Khải (2), thì cuộc đời của ông Phụng có một số nét đáng lưu ý như sau:

1. Gia đình có thù với chính quyền
Cha và mẹ ông Phụng đều thuộc các gia đình có chức quyền, thân hệ thống thuộc địa của người Pháp trước năm 1945. Cha ông Phụng là người Công giáo gốc ở làng Trung Lao, Nam Định, tốt nghiệp tú tài ở Pháp và trường Luật Đông Dương. Mẹ ông là người ngoài Công giáo, học đạo với các tu sĩ DCCT ở Huế và làm lễ rửa tội ở Sài Gòn. Sau khi cưới nhau, hai ông bà chuyển đến Thanh Hóa, nơi cha ông Phụng làm tri phủ Tĩnh Gia. Vì vậy, ông Vũ Khởi Phụng được sinh ở Thanh Hóa vào ngày 5 tháng 11 năm 1940.
Năm 6 tuổi, ông Phụng được gửi vào trường tiểu học của giáo xứ Trung Lao, thuộc giáo phận Bùi Chu ở quê ông. Kể từ đó, ông Phụng tiếp tục học lên cao hơn trong hệ thống giáo dục Công giáo. Từ năm 1952, khi ông học Tiểu Đệ tử ở DCCT Thái Hà, môi trường học tập, thông tin và tiếp xúc của ông hoàn toàn thu hẹp lại trong DCCT Việt Nam.
Năm 1946, cha ông Phụng bị chính quyền bắt và giam ở Hà Tĩnh. Đến 27 năm sau, khi hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973, cha ông Phụng mới được thả.
Năm 1954, ông Phụng và các em đều di cư vào miền Nam theo DCCT hoặc người thân bên Công giáo, trong khi mẹ ông ở lại miền Bắc để lo cho chồng đang đi tù. Cảnh ly tán của gia đình ông Phụng vẫn tiếp diễn sau năm 1975, khi ông Phụng tiếp tục ở lại DCCT TP.HCM, trong khi em gái ông đi di tản, em trai ông đi tù vì là sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng hòa, trước khi cũng đi di tản. Ông Phụng chỉ được gặp lại cha mẹ từ năm 1990, khi các thay đổi chính trị khiến việc đi lại giữa hai miền dễ dàng hơn.
Như vậy, do hoàn cảnh lịch sử, Vũ Khởi Phụng nằm trong số những người Công giáo có mối thù với chính quyền Việt Nam. Ngoài mối thù liên quan đến gia đình, ông Phụng còn kế thừa những mối thù của DCCT Thái Hà và của truyền thông Chúa Cứu thế thân quân đội miền Nam, như đã đề cập ở mục trước.

2. Cây bút chủ yếu của truyền thông Chúa Cứu thế, nhất là về khía cạnh xuyên tạc, chống đối chính quyền
Trong bài viết về cuộc đời ông Vũ Khởi Phụng (2), linh mục Nguyễn Văn Khải mô tả ông Phụng là “người có sức viết dồi dào hiếm thấy”. Không chỉ vậy, ông Phụng còn “quan niệm rằng linh mục thời nay phải mang sách Phúc âm trên một tay, còn tay kia mang tờ báo”.
Trong thực tế, ông Vũ Khởi Phụng đã làm báo trong suốt đời làm linh mục của mình. Ngay sau khi được thụ phong linh mục vào năm 1970, ông Phụng đã đảm nhiệm chức Thư ký Tòa soạn và Chủ bút của báo “Đức Mẹ hằng cứu giúp”. Sau đó, khi tờ báo này phải đóng cửa vào năm 1975, ông vẫn tiếp tục “thường xuyên viết bài cho các báo Công giáo trong và ngoài nước”, đồng thời “thường xuyên trả lời phỏng vấn của các hãng thông tấn, các đài báo quốc tế”.
Linh mục Phạm Trung Thành, môn sinh của ông Phụng (3), chính là người đã hồi sinh hoạt động truyền thông của DCCT Việt Nam qua việc cho ra đời trang chuacuuthe.com vào năm 2005. Sau cột mốc này, ông Phụng tiếp tục trực tiếp làm truyền thông và giữ những vai trò tối quan trọng trong bộ máy truyền thông của DCCT. Cụ thể, sau khi chuyển về Hà Nội để giữ chức Bề trên tu viện DCCT Thái Hà từ năm 2008, ông Vũ Khởi Phụng liên tục giữ thêm chức Trưởng ban Truyền thông của tu viện (2008 – 2011) và chức Trưởng ban Truyền thông DCCT Việt Nam (2011 – 2015). Giai đoạn đương chức của ông Phụng cũng chính là giai đoạn mà tu viện Thái Hà trải qua hai vụ đòi đất vào năm 2008, 2011 và truyền thông Chúa Cứu thế trở thành một thế lực mạnh trong phong trào chính trị đối lập Việt Nam. Trong khi đó, thời điểm ông Phụng thôi giữ chức Bề trên của tu viện Thái Hà (vào năm 2015) trùng với một đợt “thay máu” trong nội bộ DCCT Việt Nam (4), trong đó ông Phạm Trung Thành mất chức Giám tỉnh DCCT Việt Nam, chương trình “Trợ giúp Thương phế binh” của dòng bị dừng và nhân sự truyền thông của dòng bị thay thế (5), để nhường chỗ cho những nhân vật sẵn sàng đối thoại với chính quyền hơn.
Theo lời linh mục Nguyễn Văn Khải, thì ông Phụng không chỉ có năng lực báo chí, mà còn “có quan điểm đúng đắn về truyền thông”. Cụ thể, ông Phụng cho rằng “báo chí là một phương thế để rao giảng Tin mừng” và “tòa giảng hay tòa báo đều là nơi thi hành sứ vụ”.
Như vậy, ông Vũ Khởi Phụng coi báo chí như một công cụ để tuyên truyền quan điểm chính trị, tôn giáo của mình, thay vì coi báo chí như một phương tiện đưa tin khách quan.

3. Người tổ chức sinh hoạt văn hóa, giáo dục cho nhiều nhóm thanh niên Công giáo
Trong suốt sự nghiệp của mình, ông Vũ Khởi Phụng đã nhiều lần đảm nhiệm các công việc đào tạo của DCCT Việt Nam. Chẳng hạn, ông tổ chức và phụ trách dạy giáo lý dự tòng tại giáo xứ ở TP.HCM trong giai đoạn 1975 – 1993 (trước khi lên chức Bề trên tu viện DCCT ở TP.HCM và Phó Giám tỉnh DCCT Việt Nam vào năm 1993). Từ năm 2005 đến năm 2008, ông làm Trưởng Ban Đào tạo DCCT Việt Nam, Giám học Học viện Thánh Alphonsus và Giám đốc Hậu học viện. Có lẽ những ngày làm công tác đào tạo của dòng, cộng với những ngày làm truyền thông Chúa Cứu thế (vốn có ảnh hưởng lớn trong giới trẻ Công giáo từ trước năm 1975) đã cho phép ông thường xuyên tiếp xúc và xây dựng quan hệ với các nhóm thanh niên Công giáo. Bản tiểu sử chính thức của ông Phụng có đoạn:
“Từ năm 1975 đến 2008, khi kín đáo, khi công khai, ngài đồng hành với một số các nhóm sinh viên và  một số nhóm tông đồ giáo dân khác cùng lúc  tại Hà Nội, Huế và Sài Gòn, tham gia cổ vũ và tổ chức các chương trình văn hóa, giáo dục và tông đồ cho giới trẻ”.

4. Một phần tử hoạt động chống chế độ
Linh mục Nguyễn Văn Khải khẳng định ông Phụng chính là một trong những người gửi thư đề nghị Hội đồng Giám mục Việt Nam thành lập Ủy ban Công lý và Hòa bình vào năm 2010, để làm tiền đề cho DCCT Kỳ Đồng thành lập Văn phòng Công lý và Hòa bình và năm 2013. Để giải thích lý do ông Phụng đề nghị thành lập ủy ban này và tham gia các hoạt động có cùng khuynh hướng, bài của ông Khải có đoạn sau:
“Ngài chủ trương dấn thân mưu tìm CÔNG LÝ, SỰ THẬT VÀ HÒA BÌNH, là bởi vì ngài xác tín rằng cái gốc rễ của của những đổ vỡ và rối loạn về mọi phương diện hiện nay trong xã hội Việt Nam đều phát xuất từ BẤT CÔNG, DỐI TRÁ VÀ BẠO LỰC do chế độ đang và đang chủ trương thi hành”.
 Như vậy, theo ông Khải thì ông Phụng nhận định vô căn cứ rằng “mọi vấn đề của xã hội Việt Nam đều do chế độ hiện hành của Việt Nam gây ra”. Ông Phụng đề nghị thành lập Ủy ban Công lý và Hòa bình, làm truyền thông và tham gia các hoạt động vì công lý, hòa bình khác là để chống phá chế độ.

 (còn tiếp)

Chú thích:
(1) http://giaoxutanviet.com/tieu-su-cha-mattheu-vu-khoi-phung-duoc-doc-trong-nghi-thuc-nhap-quan/
(2) http://conggiao.info/nho-cha-mattheu-vu-khoi-phung-d-34284
(3) https://tonggiaophanhanoi.org/on-thien-trieu/dong-nam/6575-thanh-le-ky-niem-50-nam-khan-dong-linh-muc-mat-theu-vu-khoi-phung
(4) http://vokhanhlinh98.blogspot.com/2015/04/dong-chua-cuu-co-tan-giam-tinhzan-chu.html
(5) http://www.memaria.net/20150418080405DN.html
(6) http://old.danchimviet.info/archives/101490/dsq-hoa-ky-gui-thu-phan-uu-viec-linh-muc-matthew-vu-khoi-phung-tu-tran/2016/03.


Nguồn: Loa Phường 
Ngày 07/02/2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.