Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

BỎ ĐẢNG HAY QUA CẦU RÚT VÁN???

(Nguyên Ngọc - Nguyễn Quang A)
Bỏ Đảng” là chủ đề đang làm nóng dư luận trong những ngày gần đây. Những người tuyên bố “bỏ Đảng” như Nguyên Ngọc, Mạc Văn Trang… đều là những “trí thức cấp tiến” của giới “đấu tranh dân chủ” quốc nội, đã thể hiện thái độ chống Đảng, chống chính quyền từ lâu nhưng lại không đủ dũng khí để “bỏ Đảng” ngay từ khi bắt đầu chống Đảng. Tại sao vậy ?

     Chống Đảng nhưng không bỏ Đảng

Ông cựu Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội Phạm Xuân Nguyên dù tuyên bố “ly khai Hội nhà văn của Đảng” và thành lập ra cái gọi là “Ban vận động Văn đoàn độc lập” nhưng nhất quyết không chịu từ bỏ chức danh “Chủ tịch Hội nhà văn” bất kể Ban tổ chức Hội nhiều lần kiểm điểm, nhắc nhở, khi bị Tổ chức khai trừ, ông ta giở đủ chiêu trò “ăn vạ” theo kiểu Chí Phèo.

Ông phó giáo sư Tương Lai (tên thật là Nguyễn Phước Tương) gia nhập làng rân chủ cùng Nguyễn Quang A từ năm 2007, nhưng mãi đến năm 2017 mới tuyên bố “bỏ Đảng” nhưng cũng chỉ là “bỏ” kiểu nửa vời. Ông Lương Lai tuyên bố “bỏ Đảng Nguyễn Phú Trọng, giữ Đảng Hồ Chí Minh”. Có nghĩa là bỏ như không bỏ.

Ông Nguyên Ngọc bước chân vào làng rân chủ từ năm 2012, tham gia hết hội này đến nhóm kia, thành lập cả “Ban vận động thành lập Văn Đoàn Độc Lập” để đối trọng với Hội nhà văn nhưng cũng mãi đến cuối năm 2018 mới tuyên bố “bỏ Đảng”.

Ông Nguyễn Đình Cống viết rằng ngay từ những năm cuối thế kỷ 20, ông ta đã biết chủ nghĩa Mác – Lê nin là sai và “tôi ao ước được tuyên bố công khai cho mọi người biết, nói xong rồi thì dù có bị tù đày hoặc bị chém giết cũng vui lòng” nhưng rồi Nguyễn Đình Cống không công khai, cũng chẳng xin ra khỏi Đảng, mà đợi mãi đến năm 2016, tức là gần 20 năm sau mới tuyên bố “bỏ Đảng".

Ông Chu Hảo, ký tên đòi xóa bỏ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản khi vẫn còn là “Đảng viên” và hiện tại cũng vẫn là “Đảng viên” sắp bị kỷ luật Đảng.

Ông Mạc Văn Trang nói đã nhận ra bản chất của Đảng từ năm 2000 nhưng tại sao 18 năm sau ông ta mới tuyên bố “bỏ Đảng” ????


Ngoài những cái tên đã nêu ở bên trên, còn cơ số những “trí thức cấp tiến” khác thể hiện tư tưởng chống Đảng, chống chính quyền nhưng lại không đủ dũng khí để xin ra khỏi Đảng, phải chăng vì muốn “hai chân đứng hai thuyền”, chống Đảng nhưng vẫn muốn được hưởng lợi ích từ Đảng ? Tự nhận mình là “trí thức cấp tiến”, là “nhà đấu tranh dân chủ”, viết bài, ra tuyên bố chống Đảng, chống Chính quyền nhưng khi ký tên vẫn luôn kèm số năm tuổi Đảng, kèm chức danh trong bộ máy chính quyền. Phải chăng Đảng và chính quyền cho các vị chức tước và địa vị trong xã hội kèm theo cuốn sổ lương hưu nên giờ dù có chống Đảng nhưng cũng không thể “bỏ Đảng” ?

Những “trí thức cấp tiến” tuyên bố “bỏ Đảng” đều đã ở cái tuổi thất thập cổ lai hy, chỉ “bỏ Đảng” khi đã về hưu, đã hưởng đủ mọi bổng lộc của Đảng và ưu ái của Nhà nước. Dân gian gọi đây là “qua cầu rút ván”. Bao nhiêu năm chống chính quyền nhưng hàng tháng vẫn lên phường nhận lương hưu. Những “trí thức” này nếu không có cái mác “Đảng viên” thì cũng chỉ là những ông già lẩm cẩm, lời nói không có trọng lượng. Họ sử dụng 2 từ “Đảng viên”, coi số năm tuổi Đảng như một bằng chứng để chứng minh cho sự phản trắc của mình, để thể hiện cho thiên hạ thấy rằng “À, ông này 50 năm tuổi Đảng nay phản Đảng”.

Chuyện “bỏ Đảng”, chỉ thấy họ nói Đảng thế này, thế nọ nên họ “bỏ” chứ tuyệt nhiên không thấy ai nói về những ưu ái mà Đảng đã dành cho mình. Liệu ông Nguyên Ngọc hay Mạc Văn Trang có dám nói ra không ?


Tác giả: Hoàng Lệ
Ngày 29-10-2018

NHỮNG THỦ ĐOẠN CHÍNH TRỊ BẨN THỈU, AI ĐANG CHỐNG LƯNG CHU HẢO - NGUYÊN NGỌC VÀ ĐỒNG BỌN?

(Chu Hảo - Nguyên Ngọc)
Ngày 25/10/2018 hàng loạt kênh truyền thông đưa tin về kết quả phiên họp thứ 30 của Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong số các kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương có đề nghị xem xét kỷ luật đối với Chu Hảo, Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri thức, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ kiêm Giám đốc Dự án khu công nghệ cao Hòa Lạc, nguyên Chánh Văn phòng Chương trình quốc gia phát triển công nghệ thông tin, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu công nghệ quốc gia.

Sinh năm 1940, là con Chu Đình Xương (nguyên Giám đốc Sở Công an Bắc Bộ, nguyên Giám đốc Sở Công an Nam Trung Bộ, nguyên Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa), ngay từ nhỏ, Chủ Hảo đã nhận được nhiều đặc ân của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Giữa lúc chiến tranh loạn lạc, đời sống Nhân dân khốn khổ, thì Hảo được gửi đi học tiểu học, trung học tại Trường Dục Tài, Quế Lâm, Trung Quốc. Năm 1960, Chu Hảo lại tiếp tục được cho đi học chuyên ngành Vật lý nguyên tử tại Trường Đại học Bách khoa Kiev, Liên Xô. Rồi bảo vệ luận án tiến sỹ tại Pháp năm 1979. Được Nhà nước Việt Nam phong hàm giáo sư năm 1983. Sau đó được Nhà nước giao cho nhiều chức vụ quan trọng như Viện trưởng Viện nghiên cứu công nghệ quốc gia (1985), Chánh văn phòng quốc gia về phát triển công nghệ thông tin (1995), Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ kiêm Giám đốc Dự án Khu công nghệ cao Hòa Lạc (1996), Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Pháp (1996). Đến khi nghỉ hưu năm 2005, Chu Hảo vẫn còn được tín nhiệm để giữ chức vụ Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri thức.

Có thể thấy trên bước đường danh lợi của Chu Hảo trải đầy hoa hồng, sướng từ trong trứng sướng ra mà người thường có phấn đấu cả đời cũng chưa chắc đạt được. Đó là chưa kể để có được con đường trải đầy hoa hồng cho Hảo, nhiều thế hệ đã phải nằm lại nơi chiến trường, thân nhân những con Người ấy phải chịu nhiều thiệt thòi mất mát và những di chứng nặng nề của chất độc da cam, của chiến tranh, nhiều người trong số đó phải sống trong bần hàn và khốn khổ cho đến tận ngày nay.

Ấy vậy mà thay vì nỗ lực cống hiến, báo đáp lại ân sủng từ chế độ, phục vụ Nhân dân và Nhà nước thì Hảo lại giở trò, nảy nòi phản phúc khi giao du với đám lưu manh chính trị và con buôn dân chủ xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà Nước.

Từ năm 2007, Hảo cùng Hoàng Tụy, Nguyễn Quang A, Phạm Chi Lan, Lê Đăng Doanh, Nguyễn Phước Tương (Tương Lai), Phan Huy Lê, Trần Đức Nguyên, Trần Quang Huy (bút danh Việt Phương) thành lập “Viện Nghiên cứu phát triển” (Institutes of Development Studies, viết tắt là IDS). Đây là một tổ chức nghiên cứu tư nhân, sử dụng phần lớn kinh phí từ “Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc” (UNDP) và “Cơ quan của Hoa Kỳ về phát triển quốc tế” (USAID). Ngạn ngữ Pháp có câu "Ai trả tiền người đó là chủ", trong trường hợp này ông chủ không ai xa lại đó là USAID.

USAID do tổng thồng Mỹ J. F. Kennedy thành lập từ năm 1961 với mục tiêu bề ngoài là điều hành nguồn viện rợ của Mỹ cho nước ngoài nhưng thực ra là cung cấp viện trợ cho các thế lực chống đối những chính quyền ở những nước mà Mỹ không thân thiện núp dưới danh nghĩa viện trợ xóa bỏ đói nghèo. Về bản chất của nó, USAID là một trong các trung điểm để hợp pháp hóa nguồn kinh phí của CIA cung cấp cho các thế lực khủng bố, bạo loạn ở những nước bị cho là cứng đầu, không chịu vâng lời Mỹ.

Núp dưới danh nghĩa "Xã hội dân sự" Viện IDS nhiều lần tỏ thái độ chống đối, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đặc biệt, tổ chức này công khai khoét sâu mâu thuẫn Việt Nam - Trung Quốc, tạo thế đối đầu trực diện, nguy hiểm với nước này hòng đẩy Việt Nam vào quỹ đạo chi phối của Mỹ và Phương Tây, phá hoại chính sách ngoại giao độc lập, chủ trương gìn giữ hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế.


Chưa dừng lại đó trong quá trình hoạt động từ năm 2007 đến năm 2009, Viện IDS đã có nhiều hoạt động tiếp cận trái phép những thông tin bí mật Nhà nước (theo Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước số hiệu 30/2000/PL-UBTVQH10) do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 28/12/2000 và sửa đổi, bổ sung năm 2002.

Trước những việc làm sai trái gây phương hại nghiêm trọng đến lợi ích, chính sách ngoại giao và an ninh đất nước. Thủ tướng Chính phủ buộc phải ra Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg nhằm giám sát chặt chẽ các hoạt động của IDS. Thấy không thể tự do lộng hành như trước, ngày 14/09/2009 IDS tuyên bố tự giải thể với lý do phản đối Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg. Thực chất đây là một cuộc tháo chạy khi nhận thấy cái mặt nạ “xã hội dân sự” nhưng lại do tình báo Mỹ và phương Tây nuôi dưỡng đã “hết tác dụng”.

Sau khi IDS giải tán, trước thềm Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hảo cùng tay chân và đồng bọn yêu cầu đổi tên Nước, đổi tên Đảng đồng thời yêu cầu trả tự do cho đám lưu manh chính trị và con buôn dân chủ chuyên chống phá nhà nước đang xộ khám mà chúng gọi là "nhà bất đồng chính kiến".

Vô liêm sỹ hơn tháng 6-2018, Hảo cùng Đặng Hữu(nguyên Ủy viên Trung ương Đảng 1996-2002, nguyên Bộ trưởng bộ Khoa học công nghệ 1982-1996) tuyên bố rằng Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Công an đã tham gia vào “nhóm chuyên gia” của Hảo để chống lại Luật An ninh mạng đang được Quốc hội thảo luận và chuẩn bị thông qua. Sự việc đã khiến Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn phải có thư gửi Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin truyền thông và báo Thanh Niên (tờ báo đã đăng tải thông tin này) để thông báo rằng Đặng Hữu, Chu Hảo đã bịa đặt việc ông tham gia vào nhóm này.

Sự việc này một lần nữa lật tẩy cái bản mặt lật lọng và phản phúc của Hảo cũng như đồng bọn của y. Do đó, việc Ủy ban kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật với Hảo là việc làm tất yếu. Dẫu có chậm nhưng vẫn phải làm để loại bỏ những khối ung nhọt, bảo vệ cơ thể được khỏe mạnh.

Trong diễn biến liên quan, ngay sau khi tin kỷ luật Chu Hảo được tung ra Nguyên Ngọc lập tức đăng đàn lên trang cá nhân tuyên bố bỏ Đảng. Là đồng bọn của Hảo trong tổ chức IDS, cũng từng được hưởng không biết bao nhiêu bổng lộc từ Đảng và Nhà nước Ngọc thừa hiểu rằng khi Hảo đã lên thớt thì số phận của y cũng không thể khác được. Do đó việc tuyên bố bỏ Đảng về bản chất là cuộc tháo chạy trước khi bản án giáng xuống đầu y. Đây là hậu quả tất yếu tiếp sau nhưng việc làm sai trái, phải phúc mà Ngọc đã nhúng chàm trong thời gian dài.


Việc Hảo bị kỷ luật, Ngọc tuyên bố bỏ Đảng không làm nhiều người bất ngờ khi chứng kiến những việc làm bất hảo, phản phúc của những tên này. Điều làm cho nhiều người bất ngờ, thậm chí bức xúc, tức giận là sau khi Ngọc tuyên bố bỏ Đảng lập tức xuất hiện bài Viết ca ngợi Ngọc như là một người yêu nước chân chính, bất chấp những việc làm vô liêm sỹ và khốn nạn của y trong thời gian qua.

Một trong số đó là bài viết "Nguyên Ngọc: Minh triết của rừng" đăng trên trang Người Đô Thị của tác giả Hoài Nam do Nguyễn Đào Vĩnh Huy làm tổng biên tập.
https://nguoidothi.net.vn/nguyen-ngoc-minh-triet-cua-rung-1…

Đây không phải là bài viết mới, mà được copy từ bài "Minh triết của rừng" đăng trên trang An Ninh Thế Giới cách đây 5 năm tức là năm 2013.
http://antgct.cand.com.vn/So-tay/Minh-triet-cua-rung-315095/

Điều đáng nói là ngoại nội dung y nguyên thì tất cả hình minh họa đều được xào nấu, cố tình tô vẽ hình ảnh về một Nguyên Ngọc thánh thiện, đức cao vọng trọng và "lòng yêu nước nồng nàn, cương trực" và quang trọng nhất là được tung ra rất đúng thời điểm. Tiền dù có mặt thì vẫn một giá trị, chứ hạng người hai mặt thì chỉ có phường bất lương. Phiên bản Nguyên Ngọc thời viết Rừng Xà Nu khác xa hoàn toàn với Nguyên Ngọc 2018.

Khi giữ cương vị Bí thư Đảng Đoàn Hội Nhà Văn Việt Nam, Ngọc từng viết:

Hôm nay, trong hội nghị này, chúng ta… với tư cách là những người cầm bút của Đảng, tức là những người vừa là những người chiến sĩ của Đảng trên mặt trận văn học, vừa là bộ phận tham mưu của Đảng trên mặt trận này, chúng ta nhận rõ hơn trách nhiệm của mình, cố gắng cùng nhau khắc phục những thiếu sót đó, đưa văn học ta tiến lên ngày càng ngang tầm nhiệm vụ của nó”.

Và nay 2018, trong bài tuyên bố bỏ Đảng Ngọc lại viết:

"Tôi vào Đảng Lao Động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) từ năm 1956, đến nay đã 62 năm…

Từ nhiều năm qua, tôi nhận thấy Đảng ngày càng xa rời lý tưởng ban đầu của mình, “tự diễn biến” thành một tổ chức chuyên quyền, phản dân hại nước. Tôi không thể còn đứng trong một tổ chức như vậy”.

Câu hỏi đặt ra là điều gì đã khiến những kẻ từng ăn trên ngồi trốc, sống trong nhung lụa, thừa mứa bổng lộc của Đảng và Nhà nước nhưng lại trở nên xuống cấp, tha hóa và khốn nạn đến tệ hại. Ai, thế lực nào đang đứng sau cổ vũ, bảo kê cho các hoạt động, những việc làm sai trái, phản phúc của Chu Hảo, Nguyên Ngọc và đồng bọn? Câu hỏi này xin được dành cho cơ quan chức năng. Đối với những mầm mống nảy nòi, phản phúc cần phải xử lý dứt khoát, nhanh gọn phòng ngừa hậu họa. Bài học về Bùi Tín, Chu Hảo, Nguyễn Quang A vẫn còn nóng hổi!


Tác giả: Sharma Rachana
Ngày 29-10-2018