Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

BỎ ĐẢNG HAY QUA CẦU RÚT VÁN???

(Nguyên Ngọc - Nguyễn Quang A)
Bỏ Đảng” là chủ đề đang làm nóng dư luận trong những ngày gần đây. Những người tuyên bố “bỏ Đảng” như Nguyên Ngọc, Mạc Văn Trang… đều là những “trí thức cấp tiến” của giới “đấu tranh dân chủ” quốc nội, đã thể hiện thái độ chống Đảng, chống chính quyền từ lâu nhưng lại không đủ dũng khí để “bỏ Đảng” ngay từ khi bắt đầu chống Đảng. Tại sao vậy ?

     Chống Đảng nhưng không bỏ Đảng

Ông cựu Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội Phạm Xuân Nguyên dù tuyên bố “ly khai Hội nhà văn của Đảng” và thành lập ra cái gọi là “Ban vận động Văn đoàn độc lập” nhưng nhất quyết không chịu từ bỏ chức danh “Chủ tịch Hội nhà văn” bất kể Ban tổ chức Hội nhiều lần kiểm điểm, nhắc nhở, khi bị Tổ chức khai trừ, ông ta giở đủ chiêu trò “ăn vạ” theo kiểu Chí Phèo.

Ông phó giáo sư Tương Lai (tên thật là Nguyễn Phước Tương) gia nhập làng rân chủ cùng Nguyễn Quang A từ năm 2007, nhưng mãi đến năm 2017 mới tuyên bố “bỏ Đảng” nhưng cũng chỉ là “bỏ” kiểu nửa vời. Ông Lương Lai tuyên bố “bỏ Đảng Nguyễn Phú Trọng, giữ Đảng Hồ Chí Minh”. Có nghĩa là bỏ như không bỏ.

Ông Nguyên Ngọc bước chân vào làng rân chủ từ năm 2012, tham gia hết hội này đến nhóm kia, thành lập cả “Ban vận động thành lập Văn Đoàn Độc Lập” để đối trọng với Hội nhà văn nhưng cũng mãi đến cuối năm 2018 mới tuyên bố “bỏ Đảng”.

Ông Nguyễn Đình Cống viết rằng ngay từ những năm cuối thế kỷ 20, ông ta đã biết chủ nghĩa Mác – Lê nin là sai và “tôi ao ước được tuyên bố công khai cho mọi người biết, nói xong rồi thì dù có bị tù đày hoặc bị chém giết cũng vui lòng” nhưng rồi Nguyễn Đình Cống không công khai, cũng chẳng xin ra khỏi Đảng, mà đợi mãi đến năm 2016, tức là gần 20 năm sau mới tuyên bố “bỏ Đảng".

Ông Chu Hảo, ký tên đòi xóa bỏ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản khi vẫn còn là “Đảng viên” và hiện tại cũng vẫn là “Đảng viên” sắp bị kỷ luật Đảng.

Ông Mạc Văn Trang nói đã nhận ra bản chất của Đảng từ năm 2000 nhưng tại sao 18 năm sau ông ta mới tuyên bố “bỏ Đảng” ????


Ngoài những cái tên đã nêu ở bên trên, còn cơ số những “trí thức cấp tiến” khác thể hiện tư tưởng chống Đảng, chống chính quyền nhưng lại không đủ dũng khí để xin ra khỏi Đảng, phải chăng vì muốn “hai chân đứng hai thuyền”, chống Đảng nhưng vẫn muốn được hưởng lợi ích từ Đảng ? Tự nhận mình là “trí thức cấp tiến”, là “nhà đấu tranh dân chủ”, viết bài, ra tuyên bố chống Đảng, chống Chính quyền nhưng khi ký tên vẫn luôn kèm số năm tuổi Đảng, kèm chức danh trong bộ máy chính quyền. Phải chăng Đảng và chính quyền cho các vị chức tước và địa vị trong xã hội kèm theo cuốn sổ lương hưu nên giờ dù có chống Đảng nhưng cũng không thể “bỏ Đảng” ?

Những “trí thức cấp tiến” tuyên bố “bỏ Đảng” đều đã ở cái tuổi thất thập cổ lai hy, chỉ “bỏ Đảng” khi đã về hưu, đã hưởng đủ mọi bổng lộc của Đảng và ưu ái của Nhà nước. Dân gian gọi đây là “qua cầu rút ván”. Bao nhiêu năm chống chính quyền nhưng hàng tháng vẫn lên phường nhận lương hưu. Những “trí thức” này nếu không có cái mác “Đảng viên” thì cũng chỉ là những ông già lẩm cẩm, lời nói không có trọng lượng. Họ sử dụng 2 từ “Đảng viên”, coi số năm tuổi Đảng như một bằng chứng để chứng minh cho sự phản trắc của mình, để thể hiện cho thiên hạ thấy rằng “À, ông này 50 năm tuổi Đảng nay phản Đảng”.

Chuyện “bỏ Đảng”, chỉ thấy họ nói Đảng thế này, thế nọ nên họ “bỏ” chứ tuyệt nhiên không thấy ai nói về những ưu ái mà Đảng đã dành cho mình. Liệu ông Nguyên Ngọc hay Mạc Văn Trang có dám nói ra không ?


Tác giả: Hoàng Lệ
Ngày 29-10-2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.