Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

KỊCH BẢN LẬT ĐỔ - "THẾ LỰC THỨ 3"

(Quảng trường Maidan của Ukraine trước và sau cuộc bạo động đảo chính)
Thế giới không thiếu những bài học xương máu về diễn biến hòa bình lật đổ chính phủ hợp hiến tại một quốc gia.

Các thế lực thù địch nhen nhóm “những đốm lửa nhỏ”, rồi sau đó thổi bùng thành làn sóng biểu tình bạo động chống chính quyền và phá hoại trật tự an ninh xã hội với sự giật dây của lực lượng phản động ngoài nước.

Đây không phải là chiến thuật mới, chiêu trò mới. Song hơn 1 thập kỷ qua, nhiều nước từ Trung Đông-Bắc Phi cho tới Đông Âu đã không đủ tỉnh táo và gục ngã trước âm mưu nham hiểm này. Trong mọi trường hợp diễn biến hòa bình, lực lượng chống phá luôn tìm cách khai thác thiệt để và lợi dụng những khó khăn của Nhà nước hiện hành, cố tình thổi phồng các nhức nhối xã hội hay mâu thuẫn tôn giáo-sắc tộc.     

Bọn chúng - Thế lực Thứ 3 - sử dụng mọi thủ đoạn phi quân sự, kết hợp với răn đe quân sự để ngầm phá hoại từ bên trong, kích động tư tưởng dân tộc cực đoan, tạo ra các lực lượng chính trị đối lập núp bóng chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền. Đó chính là bản chất của chiến lược “diễn biến hòa bình” và “bạo loạn lật đổ” được giật dây từ bên ngoài nhằm mục tiêu duy nhất là gây sức ép buộc lãnh đạo nhà nước phải từng bước nhượng bộ, thay đổi đường lối chính trị và sau cùng là lật đổ chính quyền nhân dân.

Các bước triển khai của lực lượng chống đối cũng không phải là điều gì mới mẻ. Lợi dụng một vấn đề nhức nhối nhỏ, chúng kích động người dân đình công, biểu tình và các cách thức khác. Bài học lịch sử còn nguyên giá trị đối với làn sóng Mùa xuân Arab tại Trung Đông-Bắc Phi, phong trào Maidan tại Ukraine và mới đây nhất là cuộc xung đột Syria.     

Điểm tựu chung dễ nhận thấy là “các thế lực thứ 3” đã đặc biệt chú trọng và khai thác yếu tố tâm lý và sự dồn nén khó khăn về đời sống tinh thần, vật chất hay mâu thuẫn sắc tộc để tạo lên tư tưởng bất mãn và chống đối chính quyền tại các nước như Tunisia, Ai Cập, Libya, Ukraine và Syria.

Như trường hợp Tunisia, đó là một ngày mùa Đông năm 2010. Người bán hàng rong Mohamed Bouazizi như mọi ngày đang bán rau trên con phố nhỏ Sidi Bouzid. Song hôm đó, Bouazizi bị thanh tra cảnh sát tịch thu chiếc xe bán hàng rong vì vi phạm luật. Để có thể giữ được chiếc xe, anh đã phải hối lộ 7 USD cho cảnh sát, đúng bằng thu nhập của anh trong cả ngày lao động. Bouazizi phản đối và bị một cảnh sát tát vào mặt. Quá phẫn uất, Bouazizi đã tới trước cửa tòa thị chính phản đối và tự thiêu.     

Sự kiện này lập tức bị lực lượng chống đối lợi dụng và kích động một làn sóng biểu tình và đình công rầm rộ chưa từng có trên phạm vi toàn quốc. Biểu tình ban đầu diễn ra ôn hòa, xoay quanh các vấn đề nhức nhối của xã hội như đời sống, dân sinh. Tuy nhiên, với sự giật dây của các thế lực tự xưng là ủng hộ dân chủ, cuộc biểu tình tại Tunisia nhanh chóng biến thành bạo loạn khi người biểu tình quá khích xông vào đốt phá trụ sở các cơ quan công quyền. Phe đối lập cáo buộc lực lượng an ninh đã đàn áp và khiến 219 người thiệt mạng. Trước áp lực quá lớn của lực lượng biểu tình và phe đối lập, Tổng thống Abidine Ben Ali đã phải từ chức và trốn ra nước ngoài.     

Cái gọi là Mùa xuân Arab bùng phát tại Tunisia sau đó lan sang hàng loạt quốc gia khác như Ai Cập, Yemen và Libya... Cũng với những âm mưu và thủ đoạn như vậy, các thế lực thứ 3 đã “đạo diễn” hàng loạt vụ lật đổ chính quyền hợp hiến tại những nước này.

Cần phải nhận diện một điểm chung trong các cuộc biểu tình lật đổ gần đây trên thế giới đó là sự can thiệp ngấm ngầm nhưng trực tiếp của “thế lực thứ 3”. Như tại Syria, không chỉ gây áp lực từ bên ngoài thông qua các nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an LHQ, phương Tây còn trực tiếp ủng hộ về tài chính, vũ khí và nhân sự để lực lượng đối lập Quân đội Syria Tự do (FSA) và Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) mở cuộc chiến chống lại chính quyền hợp hiến của Tổng thống Bashar al-Assad.  

Các thế lực thứ 3 “bổn cũ soạn lại” chiêu trò dàn dựng các vụ tấn công dân thường, người biểu tình để rồi quy trách nhiệm cho nhà chức trách nhằm âm mưu thổi bùng lên làn sóng phản đối chính quyền ở trong và ngoài nước. Báo chí phương Tây thường mô tả White Helmets (Mũ bảo hiểm trắng) là một nhóm các tình nguyện viên xả thân hoạt động nhân đạo ở Syria. Tuy nhiên, bộ mặt thật của tổ chức này tới nay cả thế giới đã rõ.     

White Helmets, tổ chức do một cựu nhân viên tình báo Anh thành lập, chính là thủ phạm “bịa đặt” vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Douma (Syria) ngày 7/4, vụ việc trở thành cái cớ để Mỹ và đồng minh ào ạt không kích quốc gia Trung Đông này. Hãng thông tấn SANA cáo buộc White Helmets đã tung hoang tin, bịa đặt những lời nói dối để phục vụ lợi ích của các nước thù địch với Syria.  

Một thủ đoạn thâm hiểm khác của “thế lực thứ 3” đó là lợi dụng tối đa các mạng truyền thông xã hội. Theo một cuộc điều tra của báo Al Jazeera, có tới 90% số người được hỏi tại Tunisia và Ai Cập đã thừa nhận rằng họ từng sử dụng mạng xã hội Facebook để loan truyền lời kêu gọi biểu tình. Những thông tin giả mạo, dàn dựng của lực lượng chống đối đã có tác động như thật sau khi được phát tán qua mạng xã hội. Thậm chí, không ít chuyên gia còn đánh giá chính mạng xã hội đã đánh sập các chính phủ dân cử tại Tunisia và Ai Cập.    

Đối với nước ta, các thế lực thù địch, phản động thời gian gần đây ráo riết thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn nhằm chống phá và âm mưu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Lực lượng phản động nước ngoài đang đẩy mạnh việc cấu kết với số đối tượng chống đối trong nước để hoạt động chống phá. Bọn chúng đã lợi dụng tâm lý dồn nén, bất bình của một bộ phận quần chúng nhân dân để kích động biểu tình bạo loạn. Việc xảy xa các vụ tụ tập đông người để gây rối, phá hoại trụ sở chính quyền, các cơ quan, công ty ở một số tỉnh phía Nam mới đây là tín hiệu không thể chủ quan.    

Thế giới có không ít bài học xương máu về biểu tình, bạo động lật đổ. Chúng ta cần phải đề cao cảnh giác, không cho phép mình giẫm vào vết xe đổ của các nước nói trên. Người dân, với tư cách chủ nhân đất nước, cần thể hiện tình yêu nước một cách sáng suốt, trí tuệ. Cách đây 70 năm, Bác Hồ viết “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” giữa lúc mệnh nước “ngàn cân treo sợi tóc” thù trong giặc ngoài. Hiện nay, thế và lực của chúng ta đã khác, vận nước đang lên, đời sống kinh tế-chính trị ngày càng được cải thiện. Tuy vậy, các thế lực thù địch, phản động vẫn không ngừng đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.   

Trong bối cảnh đó, chúng ta cần đặt niềm tin vào Đảng, hiểu đúng các chủ trương chính sách của Nhà nước, bình tĩnh, tỉnh táo thể hiện lòng yêu nước để tình cảm cao quý này không bị các thế lực thù địch lợi dụng.    


Tác giả: Thanh Tuấn (TTXVN)
Ngày 28-6-2018

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2018

PHÍA SAU MƯU ĐỒ ĐÒI CÔNG KHAI LÁ PHIẾU CỦA CÁC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

Ngày 12 tháng 6 năm 2018, Quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu thông qua Luật An ninh mạng. Trong buổi họp, chỉ có 15 đại biểu bỏ phiếu không thông qua. Chỉ một ngày sau, đại biểu Dương Trung Quốc đã khoe với báo chí rằng ông là một trong số 15 người này. Ngoài ra, ông Quốc cũng kêu gọi Quốc hội công bố lá phiếu thuận/chống của từng đại biểu, để người dân tiện giám sát đại biểu mà họ đã chọn.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng đề xuất này đến từ ông Nguyễn Quang A, người đứng đầu tổ chức chống Nhà nước là Diễn đàn Xã hội Dân sự, chứ không phải từ ông Dương Trung Quốc. Cụ thể, ngày 29 tháng 5, Nguyễn Quang A viết trên Facebook cá nhân rằng các đại biểu Quốc hội phải công khai lá phiếu của mình khi thông qua dự luật An ninh Mạng và dự luật Đặc khu, để “dân biết ai là người yêu nước và ai là kẻ bán nước”. Ngày 2 tháng 6, phóng viên chống chính quyền trên facebook Mai Quốc Ấn viết bài tuyên truyền theo hướng tương tự, đồng thời cho biết ông Dương Trung Quốc đã đưa ra đề nghị này từ năm 2010. Trong hai bài viết vào ngày 6 và ngày 12, tổng biên tập Luật khoa Tạp chí là Trịnh Hữu Long cũng tuyên truyền tương tự. Phải đến ngày 13 tháng 6, ông Dương Trung Quốc mới phát biểu trên báo chí rằng “nên công khai nút bấm của các đại biểu Quốc hội”. Cụm từ “công khai nút bấm” mà ông Quốc sử dụng giống hệt tiêu đề bài viết của Mai Quốc Ấn vào ngày mùng 2.

Trong khi đó, Mai Quốc Ấn và Dương Trung Quốc có thể có liên hệ với nhau. Dương Trung Quốc đã làm đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai 4 nhiệm kỳ liên tiếp. Còn Mai Quốc Ấn là con trai của Mai Sông Bé, người giữ chức Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai trong 5 nhiệm kỳ liên tiếp và giữ chức Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Đồng Nai nhiều năm, dù không có bằng cấp III.

Ngoài ra, còn có nhân chứng khẳng định rằng Dương Trung Quốc quen dùng ngôn ngữ của các nhà chống Cộng. Cụ thể, sau khi gặp Dương Trung Quốc ở Hà Nội vào cuối tháng 6 năm 2017, "phóng viên" Tôn Phi của trang mạng chống nhà nước là "Việt Nam Thời báo" khẳng định rằng Quốc được bạn bè gọi là Dương Trung Cộng, và cảm thấy thích thú về việc đó.

Qua một số sự việc có vai trò và thể hiện sự dẫn dắt, định hướng dư luận của ông Dương Trung Quốc qua vụ việc như vụ "đòi tiền cơm" cho nhóm dân nổi loạn Đồng Tâm, vụ đòi "công lý" cho tâm thần chính trị hoang tưởng có chứng chỉ như Lê Anh Hùng... đều cho thấy ông Dương Trung Quốc luôn "tung hứng nhịp nhàng" với giới đầu não "nhân sỹ trí thức chống cộng", đủ để khiến dư luận đặt câu hỏi: Sao trùng hợp ngẫu nhiên nhiều đến thế!?! 

Nếu Dương Trung Quốc vừa ăn nói như một nhà chống Cộng, vừa giúp các nhà chống Cộng tuyên truyền trên báo chí chính thống, thì phải chăng ông Quốc là đại biểu của phe chống Cộng núp danh nghĩa "đại biểu của người dân Đồng Nai"?
Nếu đúng như nhận định nêu trên, đã đến lúc dư luận nên cân nhắc việc đề nghị đại biểu Dương Trung Quốc "công khai nút bấm" của mình trong chuyện này. Ông Quốc cần nói rõ ông bỏ phiếu thuận hay phiếu chống cho chế độ chính trị của Việt Nam hiện tại. Nếu ông quyết định chống chế độ Xã hội Chủ nghĩa để thuận theo Nguyễn Quang A và phe cánh chống Nhà nước, ông nên rời khỏi mọi vị trí trong nhà nước Xã hội Chủ nghĩa. Còn nếu ông dùng vị trí trong chế độ để chống chế độ, ông sẽ vừa phản bội tổ chức, vừa phản bội lý tưởng của cá nhân ông.

Công bằng mà nói, việc “công khai nút bấm” của các đại biểu Quốc hội thật sự giúp người dân giám sát Quốc hội tốt hơn. Tuy nhiên, đa số người dân Việt Nam mới tiếp cận các thứ quyền mới mẻ này, kỹ năng để hưởng thụ các quyền năng dân chủ, nhân quyền cũng như ứng phó với các chiêu trò dắt mũi, lợi dụng, thao túng từ các thế lực truyền thông (cả lề trái và lề phải) còn rất hạn chế.

Từ cuối tháng 5 đến nay, nhóm Diễn đàn Xã hội Dân sự của Nguyễn Quang A liên tục định hướng dư luận, khiến một bộ phận không hề nhỏ trong dân chúng tin rằng chính phủ đang “bán nước” cho Trung Quốc khi định cho nhà đầu tư nước ngoài thuê đất ở đặc khu kinh tế với thời hạn 99 năm. Trên thực tế, các doanh nghiệp đang lên kế hoạch đầu tư vào 3 đặc khu trên chưa có bất cứ doanh nghiệp Trung Quốc nào; trong dự luật không có điều khoản nào "cho Trung Quốc thuê" cả... Khi làm vậy, "phong trào dân chủ" do Nguyễn Quang A dẫn dắt, được giới chống cộng thổi bùng, phụ họa đã đánh lừa dư luận, vì thời hạn cho thuê không phải là vấn đề cốt lõi của dự luật Đặc khu, và luật pháp hiện hành đã cho nhà đầu tư nước ngoài có thể thuê đất với thời hạn 70 năm trên toàn quốc. Quả lừa này đã góp phần gây ra cuộc bạo động ở Bình Thuận, một số khu công nghiệp phía Nam, và phong trào “biểu tình kẹt xe” của đảng Việt Tân. Nếu công khai lá phiếu của các đại biểu Quốc hội vào thời điểm này, thuận theo yêu cầu của nhóm Nguyễn Quang A, thì Quốc hội sẽ chỉ đẩy Việt Nam vào tình trạng hỗn loạn.

Quốc hội Việt Nam đã và đang cải cách để nâng cao tính minh bạch của mình. Tuy nhiên, các quyết định cải cách phải được đưa ra vào thời điểm phù hợp, tương thích với trình độ quản lý và kiểm soát xã hội cũng như năng lực thụ hưởng và dân trí của đại đa số người dân. Tất cả đòi hỏi này được đáp ứng đến đâu phải đến từ các nghiên cứu công phu, chứ không phải từ đề nghị của các tổ chức chống chế độ. Còn không tương lai Việt Nam không khác gì bãi chiến trường sau khi "thử nghiệm cách mạng dân chủ" như Syria, Iraq...


Nguồn: Loa Phường
Ngày 20 - 6 - 2018

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

ĐỀ PHÒNG GÂY RỐI TẠI PHIÊN XỬ PHÚC THẨM CÁC BỊ CÁO TRONG HỘI ANH EM DÂN CHỦ

Ngày 5/4/2018, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt tổng cộng 66 năm tù giam đối với 6 bị cáo là thành viên cốt cán của hội nhóm phản động “Hội anh em dân chủ” về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Sau đó, 4 trong sáu bị cáo này đã kháng cáo gồm Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển, Phạm Văn Trội và Nguyễn Trung Tôn.

Ngày 4/6/2018 tới đây sẽ diễn ra phiên tòa phúc thẩm đối với vụ án “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” mặc dù hai bị cáo cầm đầu là Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà đã cúi đầu nhận tội và chấp nhận bản án nghiêm khắc dành cho hành vi trái pháp luật của mình.

Phiên tòa phúc thẩm tới đây sẽ thu hút được sự quan tâm của dư luận và đám dân chủ đồng bọn bên ngoài sẽ không để phiên tòa được diễn ra xuôn sẻ. Cũng giống với phiên tòa sơ thẩm trước đó, các lực lượng chức năng của Hà Nội đã rất vất vả để ngăn chặn và xử lý những thành phần rác rưởi cố gây rối tại khu vực trước trụ sở Tòa án nhân dân nhằm gây rối an ninh trật tự, tác động xấu đến phiên tòa, tuyên truyền những nội dung sai trái.

Mặc dù trước trụ sở Tòa án luôn có biển cấm tập trung đông người nhưng những đối tượng cơ hội chính trị vẫn rủ rê, lôi kéo đồng bọn đến gây rối. Trên các diễn đàn nội bộ của bọn chúng, đã xuất hiện những lời kêu gọi đặc biệt quan tâm đến phiên tòa phúc thẩm sắp diễn ra, hô hào đồng bọn tụ tập tại thời điểm diễn ra phiên phúc thẩm.

Những trò gây rối trước phiên tòa xử các đối tượng phản động đều quá quen thuộc, các đối tượng này thường mang theo các băng rôn, banner có nội dung phủ nhận cáo buộc của các cơ quan tiến hành tố tụng, đòi trả tự do vô điều kiện cho các bị cáo đang bị xét xử. Ngoài ra, bọn chúng còn hô hào những khẩu hiệu, lời lẽ có nội dung xuyên tạc sự thật, bôi nhọ uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ, đảm bảo an ninh trật tự tại địa điểm diễn ra phiên tòa sơ thẩm trước đó. Chính vì vậy, trong phiên tòa phúc thẩm tới đây, cần sớm phát hiện và ngăn chặn ngay từ đầu, không để những đối tượng xấu có cơ hội tụ tập và gây rối trước phiên tòa tạo hình ảnh xấu và gây mất an ninh trật tự.

Bốn bị cáo đưa ra xét xử phúc thẩm đều có tiền án tiền sự về hành vi xâm phạm an ninh quốc gia. Việc kháng cáo để phúc thẩm chỉ là hình thức để bọn chúng đánh bóng tên tuổi, kêu gọi sự can thiệp từ các thế lực tư bản mà thôi. Với những hành vi phạm tội không thể chối cãi thì mức án từ phiên tòa sơ thẩm sẽ khó thay đổi được.


Tác giả: Công Lý
Ngày 02-6-2018

TẠI SAO TỰ DO TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM LUÔN LÀ VẤN ĐỀ BỊ LỢI DỤNG ĐỂ XUYÊN TẠC?

Buổi công bố Phúc trình tự do tôn giáo thế giới 2017
Ngày 29 tháng 5 năm 2018, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa công bố Phúc trình tự do tôn giáo thế giới 2017, trong đó có phần đề cập đến Việt Nam nói rằng Hà Nội tiếp tục kiểm soát, đàn áp những tổ chức tôn giáo không chịu sự kiểm soát của nhà nước. 

Đồng thời bản Phúc trình này cũng nhấn mạnh rằng “Hiến pháp Việt Nam qui định tự do  tín ngưỡng và tự do thờ phượng theo đức tin là quyền mà người dân được hưởng. Thế nhưng luật hiện hành với những điều khoản mơ hồ lại  cho Nhà Nước rộng quyền hơn trong việc kiểm soát mọi sinh hoạt tôn giáo dưới danh nghĩa gọi là ‘bảo vệ an ninh quốc gia’ và ‘duy trì đoàn kết dân tộc.”

Có lẽ đây không phải lần đầu tiên, phía Mỹ đưa ra những vu cáo, xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo đối với Việt Nam. Vậy, tại sao “tự do tôn giáo” luôn là vấn đề mà phía Mỹ cũng như các đối tượng lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để xuyên tạc hình ảnh tự do tôn giáo ở Việt Nam? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta có thể nhìn nhận ở một số khía cạnh sau:

Một là, Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo. Theo thống kê, ở nước ta có khoảng 24 triệu tín đồ tôn giáo, chiếm khoảng 27% dân số cả nước. Trong đó có các tôn giáo nội sinh và các tôn giáo ở nước ngoài du nhập vào. Về cơ bản các tôn giáo đều hướng thiện và có sự đồng hành cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc, thành lập và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề tôn giáo luôn là vấn đề phức tạp và nhạy cảm, liên quan đến đức tin của nhiều người, có tác động trên diện rộng. Vì thế khi phát sinh xung đột, mâu thuẫn liên quan đến vấn đề tôn giáo thì các thế lực bên ngoài có thể dễ dàng lợi dụng để thực hiện các mưu đồ đen tối với Việt Nam.

Hai là, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận rất nhỏ các thành phần tôn giáo cố tình không tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc thành lập và hoạt động tôn giáo. Đó là những kẻ núp bóng tôn giáo hoạt động với chiêu bài tự do dân chủ, nhân quyền như Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Ngọc Nam Phong... Những hoạt động tôn giáo của nhóm này đều bị biến tướng thành những “sinh hoạt dân chủ, nhân quyền”, nói xấu chế độ. Khi không tuân thủ quy định của pháp luật thì đương nhiên pháp luật phải có chế tài xử lý. Và việc xử lý theo quy định của pháp luật đó đã bị chúng lợi dụng và thành một ví dụ rất điển hình cho các báo cáo về tự do tôn giáo ở Việt Nam. Bởi vậy mà trong bản phúc trình tự do tôn giáo của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã khẳng định rằng việc thu thập báo cáo trên cơ sở các các nhóm tôn giáo như: giáo hội phật giáo Việt Nam thống nhất, Hội đồng liên tôn... Có thể nói nguồn cung cấp tin này vừa dễ thu thập và lại nói được mục đích của việc xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Ba là, trong số các đối tượng lợi dụng tôn giáo có hoạt động vi phạm pháp luật ở Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với các “nhà bất đồng chính kiến” ở Việt Nam, một trong những lực lượng làm nòng cốt cho việc xuyên tạc tình hình tự do dân chủ ở Việt Nam. Vì vậy, có thể thông qua các hoạt động tiếp xúc số đối tượng núp bóng tôn giáo để có điều kiện tiếp xúc và tác động lôi kéo số bất đồng chính kiến phục vụ cho mục đích đen tối đối với Việt Nam.

Chính vì vậy, vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam luôn được phía Bộ ngoại giao Hoa Kỳ lợi dụng một cách triệt để nhằm xuyên tạc sự thật về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam với các mưu đồ chính trị không trong sáng.


Tác giả: Công Mẫn
Ngày 01-6-2018