Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

GIÁM MỤC NGUYỄN THÁI HỢP

(GM Nguyễn Thái Hợp)
Lâu nay, tín đồ Công giáo Giáo phận Vinh nói riêng và cả nước nói chung cứ chắc mẫm rằng đức Giám mục của họ đã hết mình vì đức tin và cuộc sống của họ. Đấy là sự ngộ nhận do họ chẳng thể biết gì về thân phận và chí hướng của của ông Nguyễn Thái Hợp.

Ông Nguyễn Thái Hợp sinh ngày 02-02-1945 tại Giáo xứ Làng Anh, xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Ông là con út trong một gia đình Công giáo gồm 6 người con (3 trai và 3 gái). Cha ông là Nguyễn Hữu Thịnh mà dân trong vùng gọi là Cả Thịnh vốn là một hương lý thời thuộc Pháp. Cái thời ấy, hương, lý chỉ là một chức dịch do dân cử ra để lo việc xã, việc làng và ông Cả Thịnh cũng không có gì đặc biệt. Nhưng không hiểu sao, trong cải cách ruộng đất ông Cả Thịnh bị "Đội" lôi lên núi Đá Dựng ở xã Nghi Xuân gần đó và bị thủ tiêu. Nghe nói, người nhà ông Hợp trong đêm lên núi trộm xác đem về chôn, đau thương lắm. Khi đó ông Hợp mới 9 tuổi.

9 tuổi, ông Hợp chưa ý thức được cha ông chết vì lẽ gì nhưng ông biết cha ông đã bị chính quyền cách mạng giết. Nếu được lớn lên trong môi trường của Miền Bắc để thấy chính phủ nhận lỗi và sửa sai chắc ông cũng dần nguôi ngoai như hàng ngàn người khác chịu kiếp nạn rủi ro như gia đình ông. Nhưng đằng này, vào Nam ông được đắp bồi thêm lòng thù hận bằng những "nạn nhân công sản Bắc Viêt", "nạn nhân bị công sản đấu tố bức hại" dưới thời Ngô Đình Diệm, Mỹ - Thiệu làm cho ông nung nấu thêm lòng căm thù cộng sản.

Sau cuộc cải cách ruộng đất và cái chết của chồng, năm 1954, theo dòng người di cư bà Bạch Thị Tao (thân mẫu ông Hợp) dẫn 6 đứa con (3 trai, 3 gái) vào miền Nam Việt Nam. Chế độ Ngô Đình Diệm xếp gia đình ông Hợp là “nạn nhân của Cộng sản Bắc Việt”, bị “đấu tố và bức hại” trong cải cách ruộng đất nên nhận được nhiều sự ưu ái. Dòng Chúa cứu thế đã để mắt đến và “chăm sóc” kỹ lưỡng cho một đứa con chúa có nhiều "tiềm năng".

Mười năm được nuôi dưỡng qua các trường công giáo, ngày 15-8-1964, Nguyễn Thái Hợp được đưa vào học giáo lý Công giáo tại Tập viện dòng Đa Minh Vũng Tàu, lần lượt tốt nghiệp các khoa triết học và thần học tại các Học viện dòng Đa Minh tại Vũng Tàu và Thủ Đức. Vừa tốt nghiệp trường dòng, năm 1968 Nguyễn Thái Hợp lại được “Nhà Chung” đưa đi học Đại học Văn khoa Sài Gòn. Ông ta tốt nghiệp với tấm bằng Cử nhân Triết học Đông Phương năm 1972. 18 năm nhà thờ đã đắp điếm, gọt giũa ông nên một sản phẩm không biết gì khác ngoài Chúa và phụng sự Chúa. 

Chưa dừng lại ở đó, sau khi được thụ phong Linh mục tại Sài Gòn vào năm 1972, Nguyễn Thái Hợp được giáo hội cử đi du học tại Đại học Fribourg (Thụy Sĩ) và có được tấm bằng tiến sĩ Triết học phương Tây vào năm 1978 (3 năm sau ngày miền Nam giải phóng). Từ năm 1978 đến năm 1979, ông ta học tiếp khoa Kinh tế chính trị tại Đại học Genève, Thụy Sĩ. Sự nghiệp học hành dừng lại ở đó, sau 35 năm.

35 năm đèn sách và sự kèm cặp của Chúa, thần học và triết học phương Tây đã trở thành máu thịt của ông, đồng thuận với điều đó là lòng căm thù, chí bài trừ Cộng sản của ông được vun cao.

Cũng trong thời gian này, với sự bao bọc nâng đỡ của giáo hội, 2 anh trai của ông Hợp đã nhanh chóng thành danh, thăng tiến đến hạng sỹ quan cao cấp của quân lực Việt Nam Cộng hòa. Một đại gia đình chống cộng hoàn hảo.

Tuy nhiên, vào những năm 70, tương quan thế và lực của cách mạng đã khác. Nhận thấy thất bại tất yếu đang đến, quan thầy Mỹ đã bắt đầu tính toán đến "kế hoạch hậu chiến". Những mạng lưới lực lượng cho kế hoạch hậu chiến được ráo riết tổ chức. Trong đó, Thiên chúa giáo là bộ phận chiến lược vì có tổ chức chặt chẽ, có lực lượng rộng rãi và không xuất đầu lộ diện như quân quyền. Lịch sử đã chứng minh, sau ngày giải phóng miền Nam, liên tục và khắp nơi nhiều tổ chức phản động do các chủ chăn Thiên chúa cầm đầu diễn ra.

Trường hợp của Nguyễn Thái Hợp là đặc biệt. Không lộ diện trong chiến tranh, suốt đời đèn sách ở nước ngoài là vỏ bọc tốt cho những tính toán xa hơn. Từ năm 1981 đến năm 1994 ông được đưa về làm giảng sư tại Phân khoa Thần học thuộc Học viện Thần học Gioan XXIII, trải qua các chứ vụ giám đốc học vụ rồi Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Bartolomé de Las Casas tại Lima, Péru. Trong thời gian này, ông còn tham gia giảng dạy và tham dự Hội nghị Thiên chúa giáo tại nhiều nước châu Mỹ Latinh như Brazil, Colombia, Costa Rica, Venezuela, Bolivia, Cộng hòa Dominicana… Năm 1994 được phong Tiến sĩ danh dự về Thần học luân lý tại Phân khoa Thần học Đức Mẹ Lên Trời ở Sao Paulo, Brazil.

Năm 1995 đã ghi một dấu ấn quan trọng trong cuộc đời của Nguyễn Thái Hợp. Từ Brazil, ông ta được đưa sang Mỹ qua ngả Canada để dự một khóa học ngắn hạn về “đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền” và phương thức tiến hành “cách mạng sắc màu” do Quỹ quốc gia vì dân chủ Mỹ (National Endowment for Democracy- NED) và Quỹ phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ. Quỹ này đảm nhận phần hoạt động hợp pháp bên ngoài của các chiến dịch bí mật của CIA. Bắt đầu từ đây, Nguyễn Thái Hợp được sử dụng như một con bài chính trị trong mưu toan thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam mà CIA thực hiện như một phần tiếp theo của kế hoạch hậu chiến.

Tuy nhiên, CIA không vội đưa Nguyễn Thái Hợp về Việt Nam. Để che giấu tung tích về thời gian 1 năm được huấn luyện tại Mỹ, trong 8 năm từ 1996 đến 2000, Nguyễn Thái Hợp được bố trí giảng dạy tại Phân khoa Xã hội học thuộc Đại Học Giáo Hoàng Thánh Tôma Aquinô, Roma, một phân khoa bổ trợ bình thường ít được chú ý.

Năm 2000, khi những cuộc "cách mạng màu" ở một số nước tỏ ra có hiệu quả, Nguyễn Thái Hợp về Việt Nam nhưng không giữ chức sắc nào trong giáo hội. Giấu mình trong vỏ bọc Giám đốc học vụ của Trường dòng Đa Minh và là thành viên của Ủy ban Giáo lý đức tin trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, ông ta chỉ tham gia những hoạt động tăng cường đức tin và từ thiện xã hội nhằm gây lòng tin trong dư luận và tín đồ Thiên chúa.

Dưới bàn tay đạo diễn của Nguyễn Thái Hợp, "Nhóm Đức tin và Văn hóa", lớp “Thần học giáo dân”, "Lễ Hội Giáng Sinh cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt", "Phòng khám từ thiện Mai Khôi để chăm sóc và chữa trị những bệnh nhân HIV/AIDS", những chuyến đi khám bệnh cho người nghèo ở vùng sâu, vùng xa và vùng cao... đã tô vẽ thêm bộ mặt nhân đức của một đức cha.

Với chức vụ Giám đốc học vụ, Nguyễn Thái Hợp liên tục đi rao giảng tại Trung tâm Học vấn Đa Minh, Gò Vấp, Học viện Liên dòng Phaolô Nguyễn Văn Bình, Học viện La San, Đại chủng viện Cái Răng, Đại chủng viện Sao Biển, Đại chủng viện Vinh Thanh, Học viện Fransisco .v.v… Trong quá trình rao giảng, ông ta luôn che giấu thái độ chính trị và xuất thân của mình, thực hiện chiến lược “náu mình chờ thời”. Và thời cơ đã đến.

Ngày 13-5-2010, Nguyễn Thái Hợp được Giáo hoàng Benedictus XVI bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Vinh thay cho Giám mục Cao Đình Thuyên nghỉ hưu. Lễ tấn phong của ông ta được tổ chức linh đình ngày 23-7-2010 với hàng vạn người dân theo Thiên Chúa giáo tham dự. 

Từ ngày được bổ nhiệm, Nguyễn Thái Hợp nhanh chóng thăng tiến trong Giáo hội Công giáo Việt Nam nhờ sự “năng động” của mình. Tại Đại hội lần thứ XI của Hội đồng Giám mục Việt Nam họp tháng 10 năm 2010, "Ủy ban Công lý và Hòa bình" thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam do Nguyễn Thái Hợp đề xuất được thành lập. Ông ta được bầu làm chủ tịch của ủy ban này trong nhiệm kỳ đầu tiên 2010-2013 và được tái cử trong nhiệm kỳ 2013-2016. 

Cũng từ ngày được bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Vinh, có lực lượng trong tay, “cái kim trong bọc” Nguyễn Thái Hợp bắt đầu lòi ra. Dựa vào thần quyền, giáo lý, trói chặt các chủ chăn và tín đồ trong tay mình, ông ta tăng cường những hoạt động chống phá quyết liệt đối với Nhà nước Việt Nam và chế độ chính trị hiện hành ở Việt Nam. Tiền bạc từ nước ngoài đổ về yểm trợ. Giáo phận Vinh từ chỗ bình yên trở nên cuồng loạn. Những Mỹ Yên, Phú Yên, Kỳ Yên, Đông Yên... trở thành "Bất Yên". Những cuộc biểu tình cứ diễn ra mỗi sáng Chủ nhật sau lễ cầu nguyện, những là cờ nước Chúa dương cao và gậy gộc, đất đá quất vào, ném vào lực lượng giữ gìn trật tự.

Đến đây, chắc chính quyền Nghệ - Tĩnh đã ngộ ra cái bản chất thâm thù cộng sản của vị Giám mục mà bấy lâu nay họ hy vọng là người có học có thể hợp tác được cho đường hướng "tốt đời đẹp đạo". Còn những tín đồ Công giáo, dẫu biết rằng đất nước có bình yên thì mới xây dựng và phát triển được nhưng họ vẫn không dễ dàng thoát ra khỏi cái vòng kim cô của thần quyền giáo lý.

Ông Nguyễn Thái Hợp quả là cao tay và đã không phụ công của quan thầy.

Nguồn: Mõ Làng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.