Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016

CƠ QUAN CHỨC NĂNG CÒN CHỜ ĐỢI GÌ NỮA MÀ KHÔNG XỬ LÝ LÊ CÔNG ĐỊNH?

Bàn dân thiên hạ chắc không lạ lẫm gì về Lê Công Định, một phần tử Việt Tân cộm cán. Sinh năm 1968 trong một gia đình có truyền thống cách mạng; có cha là Đảng viên Cộng sản hoạt động bí mật từng bị địch bắt tù đày nhưng Định đã đi ngược lại truyền thống đó. Với cái mác “luật sư” do được người Mỹ dành cho những suất học bổng ngành luật của Trường đại học Tổng hợp Pantheon – Assas, học bổng Fulbright, học bổng cao học luật ở Đại học Tulane – Columbia, người Mỹ đã đào tạo Lê Công Định thành một nhân vật chống cộng hàng đầu với mục tiêu dựng ngọn cờ, nhen nhóm đảng đối lập chống đối chính quyền Việt Nam ở trong nước.

Vừa qua, Lê Công Định đã tham gia vào cái gọi là “tuần hành vì môi trường” nhân vụ hải sản chết hàng loạt ở bờ biền Bắc Trung bộ. Sau khi Nhà nước Việt Nam công bố nguyên nhân và thủ phạm vụ việc trên, Lê Công Định đã tự cho mình cái quyền chất vấn một cách vô căn cứ những kết luận mà cơ quan điều tra đã nêu ra và công kích chính quyền Việt Nam. Trước khi bàn về những đòi hỏi láo xược của Lê Công Định, có lẽ cần điểm qua "chiến tích" chống phá của nhân vật này.

Trong quá trình hoạt động chống lại nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Định đã từng có các bí danh Nguyên Kha, Paul, Chị Hai, C4 (tức Chị Tư) .v.v… và một hồ sơ dày dặn các hoạt động chống phá chế độ một cách có hệ thống:

- Từ năm 2005, Lê Công Định đã liên lạc với Nguyễn Sỹ Bình của Đảng Nhân dân Hành động tại Mỹ và Đảng Dân chủ Việt Nam Thế kỷ 21 với bí danh "Chị Hai". Định là thành viên của nhóm nhằm hoạt động với mục tiêu lật đổ chế độ Cộng sản tại Việt Nam bằng phương thức lập hai đảng đối lập có tên "Đảng lao động" và "Đảng xã hội" để tập hợp lực lượng, đánh từ ngoài vào trong để gây rối loạn lớn ở Việt Nam.

- Với bí danh "Chị Tư", Lê Công Định được phân nhiệm vụ phụ trách cải cách hành chính, tư vấn pháp luật cho các đối tượng chống đối trong nước: Nguyễn Văn Đài ở Hà Nội, Nguyễn Văn Hải (tức Hải "Điếu cày"), Nguyễn Tiến Trung ở Thành phố Hồ Chí Minh, biên soạn hàng chục tài liệu, phát tán trên các đài, báo và trang web thù địch với Nhà nước Việt Nam ở nước ngoài, xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước Việt Nam và kêu gọi thay đổi chế độ, lợi dụng vấn đề bô-xít Tây Nguyên, Trường Sa - Hoàng Sa để kích động tư tưởng chống đối Đảng Công sản và Nhà nước Việt Nam.

- Lê Công Định cũng tham gia bàn bạc trong loạt tài liệu do Trần Huỳnh Duy Thức (hiện đang thụ án tù có thời hạn) biên soạn với nội dung bôi nhọ một số lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.

- Nhận bào chữa cho các bị can phạm tội tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam cho Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Hải, Lê Công Định đã biến bàn làm việc của luật sư bào chữa thành diễn đàn tuyên truyền chống chế độ, xuyên tạc Hiến pháp, pháp luật, vu khống chính quyền Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền.

- Lê Công Định đã nhiều lần sang Mỹ, Thái Lan, gặp Nguyễn Sỹ Bình để bàn bạc, đánh giá những vấn đề kinh tế, chính trị của Việt Nam và đề ra kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho thời điểm Việt Nam xảy ra "biến động chính trị" vào năm 2010. Đã trực tiếp tham gia biên soạn cuốn sách mang tính chất cương lĩnh hành động của nhóm với tựa đề Con đường Việt Nam hiện do Hoàng Dũng (tức Dũng Thiên Di) cầm đầu. Y còn tự cho mình cái quyền ngông cuồng là soạn thảo Tân Hiến pháp cho Việt Nam. Bản thảo Tân Hiến pháp của y gồm 9 chương, 106 điều, dài 112 trang.

- Lê Công Định có quan hệ chặt chẽ với một số đối tượng cầm đầu, cốt cán của các tổ chức phản động lưu vong, như Hà Đông Xuyến (Việt Tân), Phạm Nam Định (nhóm "Họp mặt dân chủ"), Đoàn Viết Hoạt (nhóm "Viễn tượng Việt Nam"). Lê Công Định được các “ông chủ” chấm chọn ra nước ngoài tham gia huấn luyện về phương thức "đấu tranh bất bạo động" để làm nòng cốt cho cái gọi là "phong trào dân chủ" trong nước.

Dựa trên các tài liệu do Trung tâm Điện toán - Truyền số liệu khu vực 2 cung cấp, Cơ quan An ninh Việt Nam có cơ sở để khẳng định "Tài liệu của Lê Công Định có những nội dung phản động, tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, vi phạm các quy định tại Khoản 1, 2, 4 Điều 10 của Luật Xuất bản, Luật Báo chí và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật…". Ngày 13-6-2009, Lê Công Định đã bị bắt khẩn cấp.

Tại cơ quan An ninh điều tra, Lê Công Định thừa nhận rằng từ 1-3-2009 đến 3-3-2009 y đã tham gia khoá huấn luyện gọi là “đấu tranh bất bạo động”, trong đó có việc hướng dẫn các học viên cách thức tổ chức biểu tình, bạo loạn lật đổ chế độ theo phương thức cách mạng màu do tổ chức Việt Tân chủ trì tại Pattaya (Thái Lan), với sự hướng dẫn của hai nhân viên CIA là người Serbia. Ngày 26-3-2009, Lê Công Định đến Phuket để bàn bạc với một số phần tử Việt Tân về tình hình kinh tế chính trị Việt Nam, bàn chủ trương thành lập Đảng lao động Việt Nam và Đảng xã hội Việt Nam.

Y cũng thừa nhận là chủ nhân của trang blog "Đảng lao động Việt Nam" trên mạng Internet thường đăng những bài xuyên tạc, bịa đặtr, vu cáo chế độ và chính quyền Việt Nam, thừa nhận việc tham gia biên soạn, sửa chữa bản điều lệ của "Đảng Dân chủ Việt Nam thế kỷ XXI" (có trụ sở tại Mỹ). Khi ký bản tự cung khai nhận tội, y viết: "Tôi thấy những việc làm trên của tôi đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Tôi rất ân hận với những hành vi sai trái của mình. Tôi mong được Nhà nước xem xét cho tôi hưởng lượng khoan hồng".

Chiều 20-1-2010, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên án phạt Lê Công Định 5 năm tù giam, quản chế 3 năm về tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, trong quá trình điều tra vụ án và phiên thẩm vấn tại tòa, bị cáo Lê Công Định thành khẩn khai báo, thừa nhận hành vi phạm tội và tỏ ra hối hận về hành động của mình, bị cáo có nhân thân tốt, phạm tội do bị lôi kéo, có ông nội, cha, mẹ và cô ruột tham gia 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ Quốc, được tặng thưởng Huân chương kháng chiến. Từ đó, Tòa án đã xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo so với khung hình phạt được quy định đối với bị cáo không có các điều kiện đó.

Được Nhà nước Việt Nam đặc xá tha tù ngày 6-2-2013 với lý do chấp hành tốt nội quy trại giam trong quá trình thụ án, thay vì hối hận về những hành vi sái trái của mình (như chính y đã thừa nhận trong bản cung) và phản tỉnh về sự khoan hồng của nhà nước Việt Nam, Định lại cho rằng đó là do các “ông chủ” Mỹ can thiệp và bản thân y đã giành được cái gọi là “thắng lợi” về việc đòi dân chủ, nhân quyền ??? Từ suy nghĩ ấy y lại “ngựa quen đường cũ”, liên tục viết các tài liệu xuyên tạc lịch sử, đảo lộn phải trái, trắng đen, xúc phạm các vị anh hùng dân tộc, ca ngợi những kẻ phản quốc, bôi nhọ lãnh tụ và ngày Quốc khánh 2-9 của dân tộc. Và sự tham gia của y vào cái gọi là “cách mạng cá” vừa qua cho thấy rõ điều đó.

Sau khi Đảng và Nhà nước chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành điều tra và xác định nguyên nhân, thủ phạm gây ra ô nhiễm môi trường biển đặc biệt nghiêm trọng ở 4 tỉnh Bắc miền Trung và công bố kết luận điều tra; đồng thời buộc Formosa phải xin lỗi và cam kết bồi thường, khắc phục hậu quả thì Lê Công định lại tự cho mình cái quyền đưa ra những chất vấn vô căn cứ một cách ngạo mạn và xấc xược đối với Thủ tướng Chính phủ Việt Nam:

1- Ý kiến thứ nhất (nguyên văn trên trang FB của Định): “Ông nói đã "đấu tranh đầy cơ sở, chứng lý đầy đủ, thuyết phục mới đạt được kết quả này". Vậy cơ sở và chứng lý đó là gì, có dựa vào thiệt hại tính mạng và tài sản cụ thể của ngư dân, thợ lặn, người ngộ độc hải sản, các doanh nghiệp kinh doanh liên quan đến biển, cùng các thiệt hại môi trường cần khắc phục trong hàng chục năm tới hay không ?”.

Đây là một câu hỏi không sai nhưng rất xấc láo. Với tư cách là một công dân (Định đã được phục hồi quyền công dân), y có thể trực tiếp đến hỏi đại biểu quốc hội mà mình đã bầu. Hoặc y cũng có thể đến cơ quan Công an để tìm câu trả lời chi tiết và cụ thể. Thủ tướng không phải trả lời những câu hỏi của y. Đây là một câu hỏi có ý đồ tạo ra sự nghi ngờ khi bản thân y thừa biết rằng Chính phủ đã sơ bộ đánh giá thiệt hại để xuất quỹ dự trữ quốc gia cứu trợ cho nhân dân vùng bị thiệt hại cũng như làm cơ sở để buộc Formosa phải nhận tội. Y cũng thừa biết rằng Hội đòng đánh giá thiệt hại cấp tỉnh và cấp huyện ở những vùng bị ảnh hưởng đã được thành lập để đánh giá cụ thể, chi tiết, làm cơ sở cho việc bồi thường được chính xác và công bằng. Định là cái thá gì mà tự cho mình cái quyền chất vấn Thủ tướng khi bản thân y tẩy chay, không đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dẫn các cấp vừa qua ? Y biết nhưng cố tình làm ra vẻ không biết những thứ mà bàn dân thiện hạ đều biết qua các phương tiện thông tin đại chúng.

2- Ý kiến thứ hai (cũng nguyên văn): “Bên cạnh thiệt hại về môi trường mà đất nước gánh chịu, những nạn nhân nêu trên là bên chịu ảnh hưởng bất lợi về tinh thần, thể xác và kinh tế dưới tác động của hành vi vi phạm luật của Formosa. Vậy tiền bồi thường đương nhiên dành cho họ và thuộc quyền sở hữu của họ. Họ, chứ không phải Chính phủ, được quyền hưởng dụng tiền của mình. Sao lại có chuyện dùng tiền của nạn nhân để "hỗ trợ" chính nạn nhân, thậm chí hỗ trợ lãi suất cho nạn nhân vay ?”

Câu hỏi này có nội dung xuyên tạc và vu cáo rất bỉ ổi. Đảng và Chính phủ không bao giờ nhận những khoản bồi thường này và Formosa cũng không hề tuyên bố bồi thường cho chính quyền Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cũng không đòi Formosa bồi thường cho chính phủ mà còn xuất dự trữ quốc gia (gạo và tiền) để hỗ trợ cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng. Các Hội đồng đánh giá thiệt hại đã được lập ra để cung cấp dữ liệu phục vụ bồi thường cho người dân bị thiệt hại. Còn việc khắc phục môi trường, bao gồm cả việc lắp đặt các thiết bị kiểm tra xả thải là trách nhiệm của Formosa. Định biết rõ điều này nhưng có tình xuyên tạc với hàm ý vu khống Chính phủ Việt Nam ăn chặn khoản bồi thường này.

3- Ý kiến thứ 3 (cũng nguyên văn luôn): Các nạn nhân đó đã uỷ quyền hoặc trao quyền cho Chính phủ khi nào và giấy tờ đâu trong việc thương lượng bồi thường và sử dụng tiền bồi thường đó, mà ông đã vội vã lên kế hoạch sử dụng số tiền còn trên miệng của Formosa như một chiến lợi phẩm của Chính phủ ? Ông xem đó là tiền của ai vậy ?

Đây là một câu hỏi cực kỳ xấc láo. Là luật sư, Định thừa biết rằng khi nhân dân bầu ra Quốc hội, Quốc hội bầu ra Chính phủ thì Chính phủ đó có quyền thay mặt những người dân bị hại điều tra đối tác nước ngoài và buộc họ phải nhận tội. Đó mới là một chính phủ vì dân. Thứ mà Định vẫn thường xuyên rêu rao là chính quyền phải vì dân. Nay chính quyền ấy làm việc vì dân thì Định lại đòi chính quyền ấy phải được dân ủy thác việc thương lượng bồi thường trong khi quyền đó đã được ủy thông qua bầu cử. Trách nhiệm của chính quyền là phải giúp dân gây áp lực với đối tác có sai phạm để buộc họ phải bồi thường và giúp dân phân phối công bằng khoản ủy thác đó. Nói như Định thì có thể để cho dân trực tiếp làm việc với Formosa để đòi bồi thường. Vậy thì chủ quyền nhà nước, chủ quyền quốc gia, thứ mà Định vẫn không ngớt lời rêu rao ấy ở đâu ? Những lời nói trên đây của Định chẳng khác gì y tự vả vào miệng mình. Và còn thêm một sự vu cáo, bịa đặt trên mức khốn nạn khác nữa trong những lời nói trên đây của Định bởi Chính phủ Việt Nam không hề có kế hoạch sử dụng số tiền đó ngoài mục đích bồi thường cho người dân bị thiệt hại.

4- Ý kiến thứ 4 (đương nhiên là nguyên văn): “Ông nói "Formosa bồi thường cho Việt Nam". Về phương diện pháp lý, trong mối quan hệ dân sự - cụ thể là tương quan giữa bên gây thiệt hại và bên nhận bồi thường - Việt Nam không phải là một chủ thể pháp lý đương nhiên như trong mối quan hệ thuộc công pháp. Vậy Formosa bồi thường 500 triệu USD cho ai, chẳng lẽ cho Chính phủ của ông do công sức đã "giành từng bước" như ông kể lể ?”

Đây là một hành vi xuyên tạc ngữ nghĩa. Thủ tướng nói “bồi thường cho người dân Việt Nam” chứ không phải cho Việt Nam nói chung. Một lần nữa, Định lại mâu thuẫn với chính mình khi trước đó, Định đòi phải khởi tố hình sự vụ gây ô nhiễm môi trường biển của Formosa thì nay y lại đòi giải quyết vấn đề trên góc độ quan hệ dân sự. Thâm ý của Định là gạt chính quyền ra khỏi vụ này để Định và lũ tay chân “biểu tình cá chết” dễ bề làm loạn. Lập luận này cực kỳ khốn nạn ở chỗ Chính quyền Việt Nam đã thực sự hành động vì quyền lợi của người dân nhưng Định đã phủ nhận việc đó. Đây là cái tát thứ ba Định tự vả vào miệng mình.

5- Ý kiến thứ 5 (cũng là nguyên văn nốt): “Đến đây tôi có thể hiểu được bản chất của số tiền 500 triệu USD. Thực ra đó chính là kết quả thương lượng được mô tả như "cuộc đấu tranh" giữa Formosa và Chính phủ hầu giải quyết êm xuôi thảm hoạ môi trường, với mục tiêu vừa duy trì hoạt động kinh doanh của công ty đầy tai tiếng gây ô nhiễm này, vừa trấn an dư luận căm phẫn của toàn dân mà hậu quả có thể dẫn đến những rối loạn xã hội bất ngờ”.

Đến đây thì bản chất bịp bợm, vu cáo, tráo trở, đổi trắng thay đen, xuyên tạc sự thật của Lê Công Định đã hoàn toàn lộ rõ. Mục đích chính của Định cũng như của Đồng bọn Việt Tân của y cũng lộ rõ, chúng muốn đẩy đuổi Formosa. Nư thế tức là cắt cầu, để cho Formosa bùng nợ, để cho Formosa không còn liên đới để thực hiện những công đoạn tiếp theo đối với dự án mà Formosa đã cam kết với Chính phủ Việt Nam, để Formosa Hà Tĩnh trở thành một bãi rác không biết đến lúc nào mới dọn xong. Định muốn Chính quyền Việt Nam và người dân Hà Tĩnh phải sống với cụm công trình dở dang đó, muốn nền kinh tế Việt Nam phải chịu những thiệt hại to lớn hơn nữa.

Và cái câu kết của Định đã lên đến tột cùng của sự khốn nạn khi y mượn lời thơ của cụ Nguyễn Du trong Truyện Kiều: “Có ba trăm lạng việc này mới xong” để thổ ra những lời mất dạy rằng: “Có thể khẳng định số tiền bồi thường của Formosa về bản chất thuộc loại "có năm trăm triệu vụ này mới xong" mà thôi !”. Với câu nói này, Định đã nhục mạ Chính phủ Việt Nam khi y ví Chính quyền Việt Nam như lũ cướp ngày trong Truyện Kiều.

Chính quyền Việt Nam, các cơ quan chức năng còn chờ gì nữa mà không xử lý hình sự đối với Lê Công Định?


Ngày 7/03/2016
Tâm Nguyễn 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.