Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017

DÒNG CHÚA CỨU THẾ KỲ ĐỒNG CAN THIỆP VÀO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT BÁO CÁO CỦA NHÓM ĐOAN TRANG NHƯ THẾ NÀO?

(Báo cáo của nhóm Đoan Trang)
Giới thiệu về sản phẩm của mình trên trang Luật Khoa tạp chí, Phạm Thị Đoan Trang cho rằng “Báo cáo – nghiên cứu này không chỉ dựa trên dữ liệu lịch sử và các văn bản pháp luật mà còn là kết quả của một quá trình tìm hiểu thực tế dài hơi ở các cộng đồng tôn giáo ở Hà Nội, Hà Tĩnh, thành phố Hồ Chí Minh và miền Tây Nam Bộ”.

Trên thực tế, trong bản báo cáo, “Tổ nghiên cứu tôn giáo” cho biết họ đã trực tiếp tiếp xúc với một loạt các nhân vật ở miền Nam và miền Trung, bao gồm  các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, Nguyễn Huyền Trang của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, Trần Minh Nhật, Lê Văn Sơn, mục sư Nguyễn Trung Tôn, và linh mục Nguyễn Đình Thục. Trong danh sách này, chỉ có “các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo” và ông Nguyễn Trung Tôn không phải là người Công giáo. Tuy nhiên, “các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo” lại có mối quan hệ thân thiết và thường xuyên qua lại với Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, thông qua Văn phòng Công lý – Hòa bình và Hội đồng Liên tôn. Như vậy, trong danh sách tiếp xúc trên, chỉ có ông Nguyễn Trung Tôn, mục sư Tin Lành, là không liên quan đến Công giáo.

Có thể kết luận, những “nhân chứng” cung cấp thông tin, làm nên dữ liệu “điều tra xã hội học” của bản báo cáo hoàn toàn đến từ các thành phần Công giáo chống cộng cực đoan, điểm thêm một vài “đối tác thân thiết” với Dòng Chúa cứu thế Kỳ Đồng cho nó “đa dạng” là đủ hiểu mức độ “trung lập” của bản báo cáo này.

Thêm nữa, như tiết lộ của bà Đoan Trang trong Lời mở đầu của bản báo cáo, mục tiêu của “Tổ nghiên cứu tôn giáo” là lập ra từ đầu năm 2016 là “nghiên cứu Dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016” sau do chậm trễ ra sản phẩm, Luật trên đã được thông quan nên mục tiêu của Tổ nghiên cứu trên chuyển thành “đánh giá Luật Tín ngưỡng, tôn giáo”. Tuy nhiên, theo dõi từ phong trào của các nhóm tôn giáo chống chính quyền đẩy lên từ đầu tháng 5 năm 2015, không riêng gì các nhóm Công giáo chống cộng, đông đảo hàng giáo chức Công giáo Việt Nam đã đồng loạt phản đối dự thảo Luật Tín ngưỡng – Tôn giáo một cách nhiệt tình. Họ đồng thời huy động cả Hội đồng Giám mục Việt Nam, lẫn ba giáo phận là Bắc Ninh, Vinh và Kontum để gửi đi các tuyên bố phản đối (10). Dễ hiểu, phong trào này giữ “nhạc trưởng” là Công giáo cực đoan chống Nhà nước. Từ lộ trình, diễn biến cho thấy, nhóm nghiên cứu của bà Đoan Trang hình thành, hoạt động và cho ra sản phẩm đều rất “gần gũi” và phục vụ, hỗ trợ cho phong trào chống Luật tín ngưỡng, tôn giáo của Công giáo cực đoan và các tín đồ chống Nhà nước.

Qua facebook một số nhà hoạt động như vợ chồng bà Phạm Thanh Nghiên được biết, Đoan Trang đang là “hàng xóm” của họ, từ đang cư ngụ trong khu đất “vườn rau Lộc Hưng” ở Phường 6, Quận Tân Bình, Tp. HCM - một “chiến khu” của giáo xứ Lộc Hưng lập ra để chống đối lệnh giải tỏa, nhưng thực chất cũng là để “bảo vệ” và “nuôi dưỡng” các nhà hoạt động zân chủ ẩn nấp trong đó tha hồ “tổ chức” các hoạt động chống chính quyền y như nhà thờ Dòng Chúa cứu thế Kỳ Đồng, Thái Hà vậy. Lâu nay, khu đất này đã chứa chấp nhiều nhà chống Cộng khác, bao gồm Nguyễn Bắc Truyển của Phật giáo Hòa Hảo và Phạm Thanh Nghiên. Nhiều nhóm chống Cộng cũng thường xuyên dùng khu đất này để tổ chức các “khóa huấn luyện” và sản xuất, phát hành các tài liệu. Các nhóm Công giáo chống Cộng đang là chủ nhà trọ của Đoan Trang.

Cùng ra đời và hoạt động kiểu “trung lập” với “tổ nghiên cứu tôn giáo” của bà Đoan Trang, người ta còn thấy website “Tin tôn giáo” mới được thành lập từ khoảng giữa tháng 5 năm 2017. Website này trưng slogan “Vì một Việt Nam đa dạng tôn giáo”, và đăng bài về các sự vụ của nhiều giáo phái chống Cộng khác nhau. Tuy nhiên, đa số tin tức trên trang vẫn chỉ tập trung vào Công giáo và Phật giáo Hòa Hảo. Thêm nữa, vì cả 7 bài trong mục “Bản đồ vi phạm” đều là tin, ảnh về sinh hoạt nội bộ của Công giáo, trong đó có 5 tin về sinh hoạt tại Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, Sài Gòn và Huế, có thể thấy đây là trang cho đội truyền thông của Dòng Chúa Cứu Thế lập ra. Trang “Tin tôn giáo” này đã phỏng vấn bà Đoan Trang về bản Báo cáo của “Tổ nghiên cứu tôn giáo” của bà, nên có thể hiểu trang này được “chấm” là nơi làm “truyền thông” cho bản báo cáo cũng như Tổ nghiên cứu này.

Vì Truyền thông Chúa Cứu Thế không trực tiếp phỏng vấn Đoan Trang, mà phải mượn một trang Công giáo trá hình trung lập để làm điều đó, có thể thấy phía Công giáo không muốn dư luận biết rằng họ tham gia sâu vào quá trình soạn thảo báo cáo này. Như vậy, phía Công giáo đang sử dụng một chiến lược khá giả dối. Họ thuê những nhà chống Cộng ra vẻ trung lập như Đoan Trang, lập ra những website ra vẻ đa nguyên như Tin Tôn Giáo, nhân danh những giá trị ra vẻ phổ cập như nhân quyền, để phát động những chiến dịch chủ yếu có lợi cho họ. Nên làm rõ vấn đề này trước công luận trước khi họ kịp làm hội nghị APEC 2017 mất vui.


Nguồn: Loa Phường
Ngày 16-11-2017

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.