Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

KHI DÂN CHỦ CUỘI LẤY TÔN GIÁO LÀM BÌNH PHONG

(LM Lê Ngọc Thanh DCCT với Đỗ Minh Hạnh)
Maria Minh Hanh là nick name của Đỗ Thị Minh Hạnh (người được đám dân chủ cuội gọi thân mật là "Tia chớp nhỏ") sau ngày ả đàn bà này được ra tù. Tuy nhiên, có lẽ không nhiều người hiểu được lí do tại sao ả nữ thủ lĩnh "Phong trào Lao động Việt" (một hình thức tổ chức giống với "Con đường Việt Nam", "Hội nhà báo độc lập", "Văn đoàn độc lập" và với tư cách là sáng lập viên "Phong trào Lao động Việt", Hạnh tự phong cho mình chức vụ đại diện cho tầng lớp lao động Việt Nam, nhất là giới Công nhân. Ả cũng từng phát biểu cho rằng, đấy là tổ chức đối lập và không công nhận vai trò của Tổng liên đoàn, Công đoàn các cấp) này có một cái Nick name đặc biệt ấy. 

Xin được tiết lộ rằng, mặc dù là một sự việc không hề lớn, chỉ liên quan đến một cá nhân cụ thể song ẩn chứa đằng sau đó là cả một âm mưu mà nếu không kịp thời được nhận diện thì đấy chính là nguy cơ tiềm tàng đe dọa cuộc sống bình yên hiện nay của mỗi chúng ta: Âm mưu lấy tôn giáo làm "bệ đỡ", bình phong cho các hoạt động chống phá. 

Và xin thưa rằng, với mô hình kết hợp giữa dân chủ - các phần tử cực đoan trong tôn giáo, nhất là đạo Công giáo Việt Tân đã rất thành công trong việc nhào nặn ra một lớp chủ chăn xem nhẹ việc củng cố, xây dựng đức tin mà chăm lo kiếm tiền và làm chính trị tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Những cái tên như Đặng Hữu Nam (Quản xứ Phú Yên, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), Nguyễn Đình Thục (Quản xứ Song Ngọc, Quỳnh Ngọc, Quỳnh Lưu, Nghệ An), Hoàng Anh Ngợi (Quản xứ Cồn Sẻ, Thị xã Ba Đồn, Quảng Bình)... minh chứng rất rõ điều vừa nói! 

Sau khi ra tù, việc đầu tiên mà Đỗ Thị Minh Hạnh làm là nối lại những quan hệ cũ, xin được nói luôn chủ yếu là những nhà dân chủ từng biết là đồng bọn, người giúp sức trong phiên tòa xét xử Hạnh. Không lâu sau đó, "Phong trào Lao động Việt" được hình thành cũng từ những mối quan hệ Hạnh đã có từ trước khi dính vào con đường lao lí. Tuy nhiên, "Phong trào Lao động Việt" do Hạnh sáng lập trong bối cảnh các hội, nhóm chính trị kiểu này đã có mặt nhan nhản và được "công khai hóa" trên các trang mạng xã hội nên mặc dù có sự đặc trưng trong chủ thể đại diện song "Phong trào Lao động Việt" vẫn không thể hiện được gì dù bản thân Hạnh đã cố gắng thiết lập các mối quan hệ cũng như vận động các người có tiếng tham gia và hình thành cả "Hiến Chương, điều lệ" rất đỗi hoành tráng. 

Trong bối cảnh bế tắc và bản thân Hạnh cũng muốn có một hướng đi mới thì những cái tên vốn dĩ đã trở nên quá quen thuộc mỗi khi nhắc đến Dòng chúa cứu thế số 38, Kỳ Đồng như Lê Ngọc Thanh, Đinh Hữu Thoại *(Đây là 02 Linh mục từng mục vụ tại 38, Kỳ Đồng, TP HCM) lại xuất hiện! Cũng nói luôn là sự gặp gỡ giữa 02 Linh mục Dòng này với Đỗ Thị Minh Hạnh diễn ra trong bối cảnh 02 vị này vừa bị bề trên Tỉnh Dòng Dòng chúa cứu thế Việt Nam (38, Kỳ Đồng, TP HCM) - Linh mục Nguyễn Ngọc Bích bãi bỏ các chức danh Trưởng ban Truyền thông Tỉnh dòng (đối với Linh mục Lê Ngọc Thanh) và Chánh Văn phòng Công lý & Hòa bình tỉnh Dòng (đối với Linh mục Đinh Hữu Thoại). 

Với một tình thế bị bỏ rơi đến tội nghiệp như thế cho nên thật dễ hiểu cả Lê Ngọc Thanh, Đinh Hữu Thoại đã "sà" vào để "ve vãn", lôi kéo Hạnh tham gia vào "sứ mệnh" mà chúng đã thực hiện bấy lâu nay tại Dòng chúa cứu thế dưới thời bề trên Giám tỉnh Dòng Phạm Trung Thành. 


Không hiểu do đã quá quen với ngón nghề lôi kéo người tham gia hoạt động chống đối không nhưng bằng những cách thức khác nhau, Lê Ngọc Thanh và Đinh Hữu Thoại đã đề nghị Đỗ Thị Minh Hạnh gia nhập đạo Công giáo và trở thành tín đồ của tôn giáo này. Và đương nhiên, với động tác này, mối quan hệ giữa 02 người này với Hạnh trở nên gắn bó hơn với tư cách là những người đồng đạo. Ngày 17.04.2016 trở thành một sự kiện đặc biệt đối với Hạnh sau khi được 02 Linh mục Dòng chúa cứu thế này này cử hành bí tích "Thánh tẩy" để chính thức gia nhập Giáo Hội Công giáo. Tham dự lễ nhập đạo của Hạnh tại nhà thờ giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (TP HCM) còn có 27 người nhập đạo mới khác. Phát biểu sau thánh lễ, Đỗ Thị Minh Hạnh đã phát biểu rằng: 
“Minh Hạnh rất là hạnh phúc. Đây là ngày mà Minh Hạnh đã chờ đợi từ rất lâu. Vì nhiều hoàn cảnh nên Minh Hạnh không thể tham gia các lớp học [giáo lý] liên tục, nhưng ngày hôm nay Minh Hạnh đã được Chúa mời gọi và chính thức trở thành con chiên của Chúa. Đây là điều thiêng liêng, và ngày hôm nay đánh dấu một bước ngoặt mới trong cuộc đời của Minh Hạnh, là một con người mới sống tự tin hơn, biết yêu thương hơn và sống tốt hơn”.
Hạnh cũng không quên mị dân bằng một lí do nhập đạo mà theo đánh giá của nhiều người là "thuần túy tôn giáo": "Cô Hạnh còn cho biết, lý do cô gia nhập đạo Công giáo là vì thấy được “bàn tay của Chúa” qua “những phép nhiệm màu đến với Minh Hạnh và gia đình”, và trên hết là do “sự mời gọi của Thiên Chúa”.

Và một điều đặc biệt là thánh lễ nhập đạo của Hạnh được nhiều trang tin đạo Công giáo như Truyền Thông Thái Hà loan tin một cách rầm rộ. Nhiều Linh mục có tư tưởng cực đoan, chống đối ngoài Dòng chúa cứu thế Thái Hà (Hà Nội), các tỉnh phía Bắc cũng có mặt dự lễ? Điều đó càng cho thấy rằng, đó không đơn thuần là một thánh lễ nhập đạo bình thường, của một con người bình thường. Những gì diễn ra sau đó, nhất là việc Hạnh thường xuyên có mặt tại Nhà thờ giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (TP HCM) để bàn bạc các hoạt động với số chống đối tại đây là minh chứng cho âm mưu đã được đề cập ở đây. Và cũng không hiểu từ bao giờ, trụ sở của "Phong trào Lao động Việt" do Hạnh làm thủ lĩnh cũng chuyển về hoạt động tại đây dưới màu sắc tôn giáo. 

Dưới đây là một số hình ảnh khác về lễ nhập đạo của Đỗ Thị Minh Hạnh hôm 17/4/2016: 



Và xem chừng nếu không có động thái thực sự mạnh tay và kịp thời thì có thể nay mai, Nhà thờ đạo Công giáo có thể là nơi tụ tập những thành phần chống đối như mà cái cách Pháp từng dùng làm bệ đỡ cho cuộc xâm lược Việt Nam vào giữa thế kỷ 19. Thiết nghĩ rằng, để hình ảnh đạo Công giáo không bị hoen ố bởi những kẻ hủ lậu, cơ hội này, những người có chức trách trong Hội đồng Giám mục Việt Nam cần sớm lên tiếng và có cách thức ngăn chặn phù hợp!

Tác giả: Bien Che, viết lúc 09/09/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.