Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2015

BỊ PHẢN ĐÒN NGAY TẠI HỘI NGHỊ, CỤ LÊ HIỀN ĐỨC CHỈ CÒN NƯỚC 'VỀ HƯU"

Bà Lê Hiền Đức phát biểu tại hội nghị sáng nay 25/9 (Nguồn: Dân trí)
Nếu được hỏi điều gì là ấn tượng nhất tại Hội nghị tổng kết Chương trình sáng kiến phòng chống tham nhũng Việt Nam (VACI) do Thanh tra Chính phủ chủ trì tổ chức sáng nay 25/9 là gì thì đó là sự xuất hiện của Cụ Lê Hiền Đức (Xin được gọi người phụ nữ luôn tự cho rằng tên mình là do Bác Hồ đặt này bằng Cụ bởi cũng đã từ lâu lắm rồi không hiểu vì nguồn cơn gì mà người ta cứ gọi "Cụ" bằng những danh xưng không phù hợp lắm với tuổi tác, song hình như là do cụ nên người ta mới làm vậy).

Theo phản ánh của báo Dân trí thì cụ Đức đã có một bài phát biểu tại Hội nghị này. Điều đáng nói ở đây là trước khi đi vào nội dung chính thức của Hội nghị - "Chương trình sáng kiến phòng chống tham nhũng Việt Nam (VACI)", người đàn bà từng đoạt Giải thưởng Liêm chính năm 2007 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã không quên giới thiệu cho mọi người biết mình là ai. Cụ nói:

“Tôi năm nay 84 tuổi rồi và từ khi nghỉ hưu tới nay tôi đã bền bỉ cùng với bà con nhân dân trên khắp 63 tỉnh thành khiếu kiện oan sai. Vì gần gũi họ nên tôi biết oan sai, khiếu nại tố cáo ở Việt Nam nhiều lắm. Họ gửi hồ sơ, tôi nghiên cứu rồi chuyển cơ quan thanh tra đề nghị xử lý giúp họ. Điều quan trọng nhất trong công tác chống tham nhũng là không được nhận tiền và tôi tham gia vào quá trình đó nên tôi rất hiểu”.


Và đúng như phát biểu của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Thị Thủy ghi nhận ý kiến đóng góp của cụ Lê Hiền Đức. Thật sự đáng quý khi trong cuộc chiến chống một trong những thứ giặc nội xâm nguy hiểm nhất này có sự đồng hành của một người cao tuổi như Cụ Đức. Sự nhiệt thành của một người đã 84 tuổi như Cụ rất có thể sẽ tạo nên một điều gì đó thực sự khác biệt để thúc đẩy lộ trình xã hội hóa công tác chống tham nhũng. Tuy nhiên nhân sự xuất hiện của Cụ Đức tại Hội nghị tổng kết Chương trình sáng kiến phòng chống tham nhũng Việt Nam (VACI) vừa qua, người viết cũng xin được nhắc với Cụ rằng: mọi sự tham gia dù là ở giai đoạn này hay giai đoạn khác thì cần ở một mức độ vừa phải, trong phạm vi cho phép chứ không thể có chuyện nhân danh chống tham nhũng để đả phá, chửi bới và thậm chí là như cái cách mà Cụ đã từng làm tại Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội ngày 1/6/2012.

Video sự thật về Bà Lê Hiền Đức gây rối tại Sở Thông tin & Truyền thông Hà Nội (Nguồn: Youtube).

Liên quan đến sự việc xảy ra tại Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội người viết cũng xin thông tin thêm: "Chiều 1/6, Thanh tra Sở Thông tin - Truyền thông Hà Nội có buổi làm việc với ông Nguyễn Xuân Diện về một số vấn đề quản lý, sử dụng thông tin điện tử trên internet, bà Lê Hiền Đức và luật sư Hà Huy Sơn mặc dù không được mời cũng như không có bất kì danh nghĩa nào liên quan đến buổi làm việc nhưng đã xuất hiện tại Sở Thông tin - Truyền thông Hà Nội với lí do đến tìm hiểu thông tin buổi làm việc này.

Sau khi tiếp nhận sự việc, Công an quận Đống Đa đã cử lực lượng xuống phối hợp cùng công an phường Cát Linh giải quyết sự việc. Qua xác minh cho thấy, người vi phạm là bà Lê Hiền Đức (tên thật là Phạm Thị Dung Mỹ) sinh năm 1932, hiện trú tại ngõ 56, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo hồ sơ vụ việc, bà Đức đã có hành vi chửi bới, gây rối trật tự tại trụ sở co quan; có hành vi dùng guốc đập vào cửa kính, sau đó dùng chân đạp vào cửa tự gây thương tích cho bản thân. Ông Bùi Văn Đại, trưởng công an quận Đống Đa cho biết: "Khi sự việc xảy ra, chúng tôi mời bác sỹ bệnh viện Đống Đa đến băng bó nhưng bà Đức không chịu. Bà yên cầu đưa đến bệnh viện Việt - Xô nên chúng tôi đã đưa bà tới bệnh viện Việt- Xô. Thông tin từ bệnh viện cho biết, vết thương của bà Đức chỉ xây xát nhẹ nhưng bà cố tình làm to chuyện".

Vậy nên có thể với ai đó chưa biết về Cụ Đức thì hẳn đã tin những gì cụ nói về bản thân ngày 25/9 vừa qua là sự thật song tôi tin chắc rằng đã có người phải té ngửa lên khi chứng kiến những hành vi của một cựu nhà giáo, một người đã lên chức phận, vai vế của bà nội, bà ngoại lại có thể làm như thế trước cơ quan công quyền. Công chúng rất hoan nghênh cái cách cụ dấn thân cho sự nghiệp chống tham nhũng song thật là nực cười khi một người cứ luôn miệng kêu gào chống tham nhũng lại không có bất cứ một sự tôn trọng nào đến pháp luật hay các cơ quan công quyền? Đó cũng là lí do để chúng ta thấy rằng dù có nhiệt tâm đến mấy, xông xáo đến mấy nhưng liệu tất cả sẽ về đâu nếu chủ thể thực hiện cứ thích áp dụng những thứ "luật" không thành văn, kiểu chợ búa? Và liệu rằng đường hướng xây dựng "Nhà nước pháp quyền", xem pháp luật là một công cụ để quản lý nhà nước và xã hội sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Có một chi tiết rất đáng chú ý trong Hội nghị tổng kết Chương trình sáng kiến phòng chống tham nhũng Việt Nam (VACI) vừa qua là trong phần nêu "sáng kiến", cụ Đức đã nhắc đến thông tin về một cán bộ của Thanh tra Chính phủ đã bị cơ quan công an bắt giữ và đang xử lý về hành vi tham nhũng". Từ thông tin này Cụ Đức đã kiến nghị rằng: "“Muốn chống được tham nhũng thì phải chống bằng được tham nhũng ngay trong các cơ quan thanh tra, phòng chống tham nhũng. Phải thanh lọc tất cả những cán bộ thanh tra tham nhũng, móc ngoặc để tham nhũng thì đất nước mới phát triển được, người dân mới có niềm tin vào các cơ quan phòng chống tham nhũng”.

Ở đây tôi hoàn toàn không có ý luận bàn gì từ cách cụ nêu, dẫn dắt và "tạo nút thắt" trong phần kiến nghị nói trên bởi xem chừng nó đã rất hợp logic, tuy nhiên như thông tin của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Thị Thủy nói tại Hội nghị: "Theo bà Thủy, trường hợp cán bộ Thanh tra Chính phủ mà bà Đức nói tới liên quan đến hành vi lừa đảo chứ không phải tham nhũng và đang được cơ quan công an Hà Nội điều tra, xử lý" - Theo Dân trí. Riêng về trường hợp cán bộ Thanh tra Chính phủ được Cụ Đức nói đến, báo Dân trí trong bài viết "Một cán bộ Thanh tra Chính phủ bị bắt vì nghi vấn nhận 100 triệu đồng" đã nói tương đối rõ hành vi của ông Nguyễn Tiến Dũng (SN 1980), hiện đang công tác tại Phòng Tổng hợp, Cục 1 - Thanh tra Chính phủ là có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản chứ không liên quan hành vi tham nhũng.

Tôi đồng ý rằng dù vi phạm hành vi nào đi nữa thì Thanh tra Chính phủ nên xử lý nặng đối với ông Nguyễn Tiến Dũng để tạo sự răn đe và làm gương cho người khác. Tuy nhiên, rõ ràng việc nhận thức sai về mặt thông tin của Cụ Lê Hiền Đức là rất đáng để cảnh báo và phải chăng đã có mối liên hệ mật thiết giữa điều này với cách bà đối xử, đối diện của Cụ với cơ quan công quyền như sự việc xảy ra hôm 1.6.2012 tại Sở Thông tin & truyền thông Hà Nội. Suy nghĩ chi phối và định hướng hành động, cho nên nếu muốn tiếp tục dấn thân tiếp trong sự nghiệp chống tham nhũng thì nên chăng điều cụ Đức cần làm là phải xác đoán thông tin một cách kỹ lưỡng; bởi nếu không Cụ không chỉ biến thành trò cười cho đám trả ranh và thậm chí việc bị xử lý sẽ không còn là chuyện gì đó quá xa vời.


Nguồn: An Chiến/ Việt Nam Mới

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.