Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017

SỰ THẬT VỀ ĐẤT ĐAI & MÂU THUẪN Ở MIẾU MÔN, ĐỒNG TÂM, HOÀI ĐỨC

Đất Quốc phòng hay đất nông nghiệp?

Cách đây 37 năm (1980), ngay sau cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung, Chính phủ đã quyết định về một khu quân sự ở Miếu Môn cho chiến lược phòng thủ đất nước và giao cho Lữ đoàn 28 quân chủng Phòng không, không quân quản lý.

Khi đó, Phó Thủ tướng Đỗ Mười ký Quyết Định số: 113 TTG, thu hồi là: 208 ha, trong đó có 47,36 ha đất nông nghiệp của nhân dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, để phục vụ cho dự án thuộc an ninh quốc gia, làm sân bay Miếu Môn. Nhưng sau đó, có nhiều lý do, dự án không triển khai nên bàn giao lại toàn bộ diện tích đất này cho Lữ Đoàn 28, thuộc D31 quân chủng phòng không, không quân quản lý.

Đến năm 2014, do có những yêu cầu mới, ngày 20/10/2014 ông Vũ Hồng Khanh, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, ký Quyết Định số: 5383/QĐ- UBNDTP về việc giao 236 ha đất sân bay Miếu Môn cho lữ Đoàn 28 thuộc D31 quản lý. Tăng thêm 28 ha so với QĐ năm 1980 trên cơ sở chuẩn hóa lại phạm vị cho phù hợp với tính chất công trình.

Trên quỹ đất 236 ha ấy, ngày 27/3/2015 Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc Phòng ra Quyết Định số: 551/QĐTM về việc thu hồi 50,03ha đất Quốc phòng hiện D31 đang quản lý, để bàn giao cho Tập đoàn viễn thông quân đội (vittel) thực hiện một trong những dự án.

Tuy nhiên, do công tác quản lý trước đây không chu đáo, tình trạng lấn chiếm đất đai thuộc D31 quản lý đã diễn ra nhiều năm, nay bị thu hồi dẫn đến khiếu kiện của một số hộ dân Đồng Tâm. Qua xác định nội dung đơn thư, do phạm vi đất đai có liên quan đến đất quốc phòng nên phòng PC46 (Cảnh sát kinh tế – Công an thành phố Hà Nội) đã có văn bản số 457/TB – CAHN (11/2015) thông báo cho nhân dân xã Đồng Tâm và ông Lê Đình Kình (người đại diện đứng đơn cho nhân dân xã Đồng Tâm) đến – Cơ quan Điều tra hình sự – Quân chủng phòng không, không quân – Bộ quốc phòng để giải quyết theo thẩm quyền.

Tại Thông báo số 65/TB-UBND ngày 23/05/2014 của UBND huyện Mỹ Đức, về việc giải quyết nội dung tố cáo của công dân xã Đồng Tâm, thay mặt UBND huyện Mỹ Đức, Chủ tịch Hoàng Mạnh Sơn kết luận: Căn cứ bản đồ mốc giới quản lí đất của đơn vị D31- Lữ đoàn 28 lập ngày 14/4/1988, thì phần diện tích đất do gia đình ông Trần Ngọc Viễn (đội 13, thôn Đồng Mít, xã Đồng Tâm) sử dụng là đất của Quốc phòng. Theo bản đồ mốc giới quy hoạch mở rộng sân bay Miếu Môn lập năm 2007, phần diện tích đất gia đình ông Viễn đang sử dụng là đất của Quốc phòng. 

Ngày 21/3/2014, Đoàn Thanh tra làm việc với đơn vị D31- Lữ đoàn 28 và xem xét các tài liệu liên quan. Đơn vị này cho biết, toàn bộ phần diện tích đất do gia đình ông Viễn đang sử dụng là đất của Quốc phòng thuộc Lữ đoàn 28 quản lí. Ngày 23/10/2014, Lữ đoàn 28, Quân chủng Phòng không - Không quân có Thông báo số 916A/TB-LĐ do Lữ đoàn trưởng Trịnh Văn Chuyển kí, kết luận: “Đơn vị khẳng định việc các hộ dân, trong đó có diện tích đất của gia đình ông Trần Ngọc Viễn, gia đình ông Nguyễn Văn Toán nằm hoàn toàn trong đất Quốc phòng, do tiểu đoàn 31- Lữ đoàn quản lí (trong phạm vi đất Quốc phòng, sân bay Miếu Môn từ mốc 13 đến mốc 16). 

Việc các hộ gia đình ông Viễn và ông Toán tiến hành các thủ tục sang tên chuyển nhượng, thừa kế trái phép đất Quốc phòng sân bay Miếu Môn, đã được cấp chính quyền địa phương xã Đồng Tâm xác nhận về việc thừa kế, sang nhượng của địa phương đã không thông báo cho đơn vị, nên Tiểu đoàn 31 không nắm được. Lữ đoàn sẽ đề nghị UBND huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội hủy các xác nhận không đúng thẩm quyền của UBND xã Đồng Tâm, về việc xác nhận cho các hộ dân trên, đồng thời yêu cầu các hộ dân phá dỡ những công trình trái phép, di dời ra khỏi đất Quốc phòng…”.

Như vậy, đất đang "tranh chấp" ở Đồng Tâm đích thực là đất Quốc phòng. Việc canh tác của một số hộ dân Đồng Tâm chỉ là tận dụng trong lúc chưa có công trình, không hợp pháp. Quá trình này diễn ra nhiều năm đẫn đến lấn chiếm trái phép.

Ai lấn chiếm và lấn chiếm như thế nào?

Điển hình về lấn chiếm là hai trường hợp, ông Trần Ngọc Viễn và ông Nguyễn Văn Toán.

Ông Trần Ngọc Viễn có giấy tờ chính quyền xã Đồng Tâm xác nhận là 12.000.000m2 đất nông nghiệp. Quá trình lấn chiếm và hợp thức hóa diễn ra như sau: Năm 1974 ông Nguyễn Văn Chanh (bộ đội đóng quân trên địa bàn) có đơn xin mượn và ở tạm với diện tích 360m2 đất nông nghiệp của hợp tác xã Đồng Tâm (thời điểm cho ông Chanh mượn đất là do ông Lê Đình Kình, làm cán bộ hợp tác xã “người đại diện đứng đơn tố cáo hiện nay” ký xác nhận cho ông Chanh mượn, với điều kiện khi ông Chanh chuyến đi nơi khác, phải trả lại đất cho Hợp tác xã. Năm 1990 ông Chanh chuyển về quê Thái Bình, nhưng không trả lại đất cho Hợp tác xã mà bán lại cho ông Trần Ngọc Viễn và được cán bộ UBND xã Đồng Tâm xác nhận.

Sau khi nhận được 12.000.000 m2 đất nông nghiệp bất hợp pháp, ông Viễn đã làm thủ tục di chúc thừa kế cho 07 người con và chuyển nhượng một loạt cá nhân khác, tất cả các văn bản chuyển nhượng và di chúc thừa kế hàng nghìn mét vuông trong khoảng thời gian từ năm 2006 –đến năm 2012. Tất cả các văn bản chuyển nhượng và di chúc thừa kế bất hợp pháp này, đều được cán bộ xã Đồng Tâm. Cụ thể: Ông Nguyễn Văn Sơn và Lê Đình Thuần, nguyên chủ tịch xã Đồng Tâm xác nhận.

Ông Nguyễn Văn Toán, có giấy tờ chính quyền xã Đồng Tâm xác nhận với diện tích 11.000.000 m2 đất nông nghiệp. Quá trình hình thành như sau: Năm 1987 ông Nguyễn Văn Toán nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông Phạm Công Thi là công nhân xí nghiện đá vôi. Nội dung hợp đồng ghi rõ diện tích đất được thỏa thuận gồm “ba gian nhà ở, ba gian bếp, một gian chuồng bò là 02 sào, hai miếng ở ngoài khu vực ở, một miếng ở cổng ngõ, một miếng sát bờ ruộng và nữa sào chè”. Cũng giống như ông Viễn, giấy tờ chuyển nhượng được UBND xã Đồng Tâm xác nhận và tăng thêm lên đến 11.000.000 m2 đất nông nghiệp. Từ đó, ông Viễn chia ra, chuyển nhượng cho các cá nhân khác hàng nghìn mét vuông đất.

Những khuất tất trong thực hiện chủ trương "dồn điền đổi thửa"

Kết luận thanh tra của huyện Mỹ Đức đã nói rõ, quỹ đất công của xã để lại từ năm 1993 đến nay lên đến 27,7%, tương đương 103ha. Số ruộng đất thừa ra quá lớn so với quy định (5%) đã tạo kẻ hở cho một số cán bộ lãnh đạo có chức, quyền tại địa phương tự ý chiếm đoạt đất công, mua, bán trái phép hoặc ngang nhiên xây dựng nhà ở... khiến người dân bất bình.

Theo tố cáo, khoảng năm 2005-2006, xã Đồng Tâm triển khai chủ trương dồn điền đổi thửa. Không hiểu vì lý do gì mà trong số 12 hộ nộp đơn xin chuyển đổi ruộng đất quỹ cơ bản (đất ruộng theo khẩu) về khu vực xứ đồng Đồn có đến 11 hộ là cán bộ hoặc người nhà của cán bộ xã (!?).

Kết cục, nhiều thành viên trong BCH Đảng bộ xã Đồng Tâm đã chia nhau sở hữu mỗi người một suất đất rộng tới vài nghìn mét vuông tại đồng Đồn, khu vực đối diện cổng Trường bắn Miếu Môn, giáp tỉnh lộ 429. Trong số này có những cán bộ chủ chốt của xã Đồng Tâm. Một số cán bộ đã tự ý dựng nhà sàn, xây nhà ở kiên cố, cho thuê làm chuồng trại chăn nuôi trên diện tích đất nông nghiệp. Chỉ đến khi vụ việc vỡ lở, người dân phát hiện, thanh tra vào cuộc và kết luận, những cán bộ này mới vội vàng phá dỡ phần xây dựng trái phép và chuồng trại chăn nuôi.

Trước những sai phạm nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng đất công tại xã Đồng Tâm, theo Chánh Thanh tra huyện Mỹ Đức Nguyễn Văn Hải, UBND huyện đã yêu cầu thu hồi toàn bộ đất công vượt quá mức 5% theo quy định; thu hồi toàn bộ diện tích đất sai phạm tại khu vực đồng Đồn, Rặng Chúc; kiến nghị Huyện ủy Mỹ Đức xử lý nghiêm khắc, kiểm điểm và quy trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm.

Nhưng đến tháng 10/2015, theo phản ánh của ông Lê Đình Kình (nguyên Bí thư đảng ủy, Trưởng Công an xã) - đại diện các hộ có đơn kiến nghị, hầu hết các nội dung kết luận của cơ quan chức năng vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc. Ngay cả với kết luận thanh tra, nhân dân Đồng Tâm chỉ chấp nhận 28 nội dung, còn 14 nội dung chưa nhất trí và kiến nghị tiếp.

Vi phạm pháp luật nghiêm trọng

Việc cấp, xác nhận sở hữu trái thẩm quyền, trái luật của chính quyền Đồng Tâm trước đây là vi phạm nghiêm trọng (đã được thanh tra, xử lý) khai trừ Đảng 8 đảng viên, cách chức 1, cảnh cáo 1, khiển trách 5 (nguyên bí thư Đảng ủy, nguyên chủ tịch, phó chủ tịch xã, nguyên trưởng công an xã), khởi tố vụ án và khởi tố 3 bị can, bắt tạm giam 2 bị can (nguyên chủ tịch xã, nguyên cán bộ địa chính xã), cho tại ngoại nguyên bí thư xã do lý do sức khỏe.

Việc chuyển nhượng hàng chục nghìn mét vuông đất tại xã Đồng Tâm có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Theo Khoản 2, 3 Điều 50 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai.

Việc giải quyết khiếu kiện bằng biện pháp bao vây trụ sở UBND, đập phá phương tiện cảnh sát của một số người dân Đồng Tâm là vi phạm nghiêm trọng. (Đã được khởi tố)

Việc dân Đồng Tâm bắt giữ người thi hành công vụ trong lúc bắt giữ đối tượng (đã có phê chuẩn của VKS) là vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Những mâu thuẫn hiện hữu ở Đòng Tâm

Thứ nhất, đó là mâu thuẫn lợi ích. Quá trình lấn chiếm, chuyển đổi mục đích sử dụng, sang nhượng từ chỗ chỉ liên quan đến vài hộ, nay đã lan ra diện rộng. Có hộ thì đầu tư cải tạo, có hộ thì mua đi bán lại kiếm lời, nếu thu hồi thì động chạm đến lợi ích của họ nên phản ứng. Nhưng nếu không thu hồi thì những người không có lợi ích gì ở đây cũng thắc mắc về sự công bằng. Hơn thế nữa, họ cho rằng có chuyện khuất tất của chính quyền nên bao che cho nhau.

Thứ hai, đó là mâu thuẫn quản lý. Quá trình xử lý vi phạm kéo dài và không triệt để, thiếu công khai nên dẫn đến những ngờ vực trong nhân dân. Mặc dù từ năm 2014, từ những kết luận của thanh tra, một loạt cán bộ chủ chốt của xã Đồng Tâm và cán bộ huyện Mỹ Đức có liên quan đã bị xử lý hành chính và hình sự nhưng đất đai vi phạm lại chưa xử lý đồng thời nên dư âm mâu thuẫn lợi ích vẫn còn đó, nhân dân không đồng tình. Vô hình dung, câu chuyện tham nhũng đất đai vẫn còn đó.

Căn nguyên của những mâu thuẫn nói trên vẫn còn đó và quá trình giải quyết kéo dài đã khiến dân Đồng Tâm tiếp tục khiếu kiện. Cực đoan hơn họ đã bao vây, đập phá, gây áp lực tại trụ sở chính quyền Mỹ Đức. Một số người quá khích đã có hành vi vượt quá giới hạn pháp luật khiến chính quyền thành phố Hà Nội phải áp dụng nhiều biện pháp: tuyên truyền, vận động, thuyết phục, đối thoại, trả lời và giải quyết nhiều kiến nghị của người dân, nhưng dân Đồng Tâm vẫn không chấp nhận, tình hình ngày càng trở nên nghiêm trọng. Ngày 30/3/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra- Công an Thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 Bộ luật Hình sự.

Ngày 15/4/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra- Công an TPHN đã áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt giữ 04 công dân Đồng Tâm về hành vi gây rối trật tự công cộng để điều tra. Một số công dân do thiếu hiểu biết pháp luật đã có hành vi cản trở và tổ chức giữ người trái pháp luật đối với cán bộ, chiến sỹ công an TPHN đang thi hành công vụ (trong đó có 20 CSCĐ.

Lợi dụng xung đột mâu thuẫn nội bộ ở Đồng Tâm, một số phần tử xấu trong các tổ chức "xã hội dân sự" đã bóp méo thông tin, thổi phồng mâu thuẫn, đưa tin có tính kích động lên mạng xã hội và bị các hãng truyền thông thù địch nước ngoài khai thác, bôi nhọ Việt Nam.

Làm gì để giải quyết xung đột Đồng Tâm

Như đã nói ở bài trước, trước tiên chính quyền phải đối thoại với nhân dân, nói rõ đúng sai ở đâu, của ai, cách giải quyết thế nào. Tấy nhiên, người đối thoại phải là người có thực quyền giải quyết vấn đề chứ không phải đối thoại để giải quyết tư tưởng, nhận thức.

Trước mắt là đối thoại, xử lý những yêu sách, khiếu kiện của nhân dân, sai đâu xử đó, ai sai đều bị xử lý công bằng, minh bạch. Cán bộ sai thì xử lý trước.

Chính quyền không sử dụng biện pháp trấn áp mạnh dẫu đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Đây là mâu thuẫn nội bộ nhân dân, không phải là mâu thuẫn đối kháng nên phải giải quyết chủ yếu bằng biện pháp đối thoại, vân động quần chúng. Việc vi phạm pháp luật xử lý sau khi đã ổn định tình hình và phải hợp tình, hợp lý.

Kiên quyết trấn áp những kẻ đục nước béo cò, lợi dụng tình hình kích động dân chúng đối đầu với chính quyền, thách thức luật pháp.

Người dân cần tỉnh táo, bình tĩnh, hợp tác với các cơ quan chức năng, không để các đối tượng xấu lợi dụng, kích động dẫn đến vi phạm pháp luật. Lập tức thả người bị giử bất hợp pháp, đảm bảo an toàn tính mạng cho những người đang thực thi nhiệm vụ, chấm dứt mọi hành vi vi phạm pháp luật.
Mõ Làng: Một blogger nghiệp dư, mong muốn mang đến cho mọi người những thông tin chính xác nhất.


Tác giả: Nam Nguyễn 
Ngày 18/04/2017

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.