Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

LẠI TẠO CỚ BIỂU TÌNH GÂY RỐI NỮA ĐÂY


Để giảm tải kẹt xe, Thành phố phát triển, tăng đầu tư, tăng công ăn việc làm cho nhiều người...TP HCM triển khai Dự án xe điện ngầm Metro.- Dự Án Metro được Thành Phố và Công Ty Tư Vấn CHLB Đức đưa ra lấy ý kiến người dân từ năm 2001 và sau đó đấu thầu thì triễn lãm nhiều lần để người dân tham quan và đóng góp ý kiến.Có cả mô hình, clip giả định miêu ta rất cẩn thận.Và dự án đã được thông qua,hiện tại đang tiến hành với tốc độ rất nhanh, để tránh rễ cây làm ảnh hưởng đến hầm ngầm, phải chặt, bứng một số cây trên đường TĐT.
Mấy ngày qua những người đứng giăng băng -rôn phản đối chặt cây xanh trên đường Tôn ĐứcThắng- thật ra trong số đó không có ai là dân "Sài Gòn" cả, mà toàn làn đám phản động, dân chủ tả pín lù tiếm danh được sự "khích lệ" giúp sức của "dâm chủ" bờ Hồ HN nên sắp tới chúng quyết làm một "trận lớn" lấy tiếng tranh đua với HN năm ngoái.
Không phát triển chúng cũng chửi Chính Quyền, Chính quyền xây dựng để phát triển cũng chửi! muốn có cái này phải hy sinh cái khác. Cái gì cũng muốn thì đến Lý Quang Diệu cũng biết phải làm sao ? Dưới đây tôi xin đăng lại một bài viết hay liên quan đến vấn đề nóng trên.


Một bài phân tích rất hay của Kts Trương Huyền Đức về vụ chặt cây xanh xây Metro TPHCM, mời các bạn xem và share cho mọi người cùng hiểu:

"Thấy mọi người quan tâm và đưa ý kiến về vụ này nhiều quá mình cũng muốn đóng góp ý kiến chút xíu cho nó rộng đương dư luận. Mình thường có nhiều ý kiến gay gắt về đô thị và kiến trúc của TPHCM nhưng với mình, ý kiến nào cũng cần những suy xét dựa trên lịch sử, địa lý, văn hoá và cả bài toán kinh tế nữa. Vì vậy khởi công tại địa điểm hiện tại của ga ngầm đầu tiên, tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên với mình là chấp nhận được, và thực ra không có nhiều lựa chọn khác, lí do như sau:

- Quay lại lịch sử thì người Pháp quy hoạch thành phố Sài Gòn là một thành phố nhỏ để tạo thành đơn vị hành chính cai trị thuộc địa, Sài Gòn chưa bao giờ được nhìn nhận là một megacity dưới cách nghĩ của Pháp, danh từ "Hòn Ngọc Viễn Đông" để thể hiện sự sang trọng, lịch thiệp của Sài Gòn bấy giờ. Vì vậy quy hoạch đó, tuy tạo ra những dấu ấn đẹp, chứa đựng những khó khăn rất lớn về mặt tổ chức đô thị hiện đại.

- Vì lí do người Pháp không tính đến chuyện Sài Gòn sẽ thành một megacity nên về địa hình địa chất họ đã không ưu tiên lắm, vị trí của Sài Gòn vốn là một đầm lầy lớn, khí hậu mưa nhiều, sông ngòi kênh rạch và nước ngầm chằng chịt, và không một công nghệ nào có thể thay đổi điều này, ở Sài Gòn xây cao ốc có hầm 2-3 tầng đã là một thách thức, vậy nên quyết định xây dựng metro đi ngầm 40m để đảm bảo tối đa mỹ quan là một quyết định dũng cảm và chịu chi chịu chơi, đây là phương án tốn kém nhất, bạn nào nói quyết định này chỉ vì lợi nhuận mình không đồng ý.

- Nhà ga chính vị trí đặt tại chợ Bến Thành, thừa hưởng các tính chất quy hoạch và địa chất nên vị trí này là rất hoàn hảo, do dựa trên quy hoạch cũ, công viên 23/9 từng là ga tàu thời xưa (Bạn nào học cùng Kiến Trúc với mình hẳn nhớ dịp được vô xem sa bàn và đọc tài liệu quy hoạch của thành phố hồi đoàn SV đại học Tokyo qua trường hợp tác nghiên cứu với khoa). Do vị trí ga đã đóng đinh như vậy nên các trạm phải nương theo, nếu đặt trạm 1 ở Nhà Thờ Đức Bà thì bị lệch hướng (biên độ cong của đường sắt không cho phép) và gây nguy hiểm về an ninh quốc phòng (đào qua nền Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố và Dinh Thống Nhất), chưa kể Sở Thú sẽ bị huỷ diệt (giải thích ở dưới). Tương tự như vậy cho vị trí trường Trần Đại Nghĩa hay bất cứ vị trí nào về phía Tây Bắc của Nhà Hát Thành Phố, sẽ gây thiệt hại lớn cho Bệnh Viện Nhi Đồng 2. Bất cứ vị trí nào về phía Đông Nam của Nhà Hát Thành Phố đều là không thể về mặt địa chất vì quá gần sông.

- Sau khi chạy ngầm 2,6km từ chợ Bến Thành, metro sẽ chạy trên mặt đất (do sông Sài Gòn và Kênh Thị Nghè án ngữ hướng ra khỏi thành phố), do đó cần có một đường thẳng đủ dài, đủ lớn để có thể "ngoi lên", với đường sắt thì độ nghiêng cho phép là rất nhỏ, không như mấy đường dẫn xuống hầm ở mall đâu (cũng để tránh có so sánh với hầm Thủ Thiêm). Vì vậy đường thẳng Bến Thành - Nhà Hát - Cảng Ba Son là quá tốt, khi mà thành phố hi sinh cảng Ba Son vì kế hoạch này để đạt yêu cầu về mặt kĩ thuật lẫn mỹ quan, các vị trí khác đều sẽ dẫn đến việc thay vì vài cây ở Nhà Hát bị đốn, thì sẽ mất tối thiểu một nửa Sở Thú (cảng Ba Son và Sở Thú là 2 vị trí khả dĩ có thể xây đường dốc dẫn khỏi mặt đất).

- Cây cổ thụ sao dầu có bộ rễ rất khủng khiếp để có thể đứng vững ở nền đất yếu của Sài Gòn, ngoài độ sâu rẽ đạt hơn 15 mét thì khi thi công Vincom B ở vị trí cách đó gần 100m đào xuống vẫn gặp rẽ của cây sao dầu từ Nhà Hát. Vì vậy thi công kiểu gì cây cũng sẽ có khả năng chết, lúc đó gãy đổ khéo lại trách không chặt sớm. Ngoài ra do nền đất yếu, nước ngầm nhiều nên giải pháp thi công top-down từ bề mặt đào xuống, đào đến đâu hút nước và chắn đến đấy là giải pháp duy nhất mà cũng còn khó khăn lắm, vì nằm sâu 40m, 4 tầng, trong đó 2 tầng dịch vụ và kiểm soát, 2 tầng cho 1 chiều đi và 1 chiều về (vì chiều ngang quá hẹp nên phải làm vậy).

* Nói thêm: dự án này rất minh bạch, thành phố lên kế hoạch cùng đơn vị tư vấn của Germany và đưa ra công chúng bàn bạc từ năm 2001, đấu thầu từ 2005 và sau đó triển lãm phương án mở cửa tự do nhiều lần, kế hoạch khởi công tại Nhà Hát đáng ra từ 2012 nhưng sau đó đã hoãn thêm để cân nhắc tối đa và trưng cầu ý kiến người dân khu vực. Nói cách khác, nếu ai quan tâm thì đã hoàn toàn biết trước về sự việc này.

Kết luận cuối của mình: với mình thì mình sẽ luôn phản đối những quyết định nào gây hại cho bộ mặt đô thị dù với bất cứ lí do nào đi nữa, nhưng thì đây là một quyết định đã có cân nhắc cẩn trọng, thiệt hại là tối thiểu thậm chí có thể nói là đã hi sinh rất nhiều về kinh tế để đảm bảo lợi ích về môi trường và mỹ quan là đằng khác. Vì vậy thay vì đứng nhìn cây chặt (thay thậm chí chỉ ngồi trước máy tính thể hiện quan ngại sâu sắc) rồi dồn hết tâm sức để phân tích mổ xẻ cái bánh của Tăng Thanh Hà, các bạn có thể tham khảo tài liệu của:

+ IAVietnam và ông Tatsuya Masuzawa, email: njpt-p1@hcmc-mrt.com về đấu thầu và công nghệ shield TBM.
+ Dự án và các văn bản liên quan từ Ban Quản Lý Đường sắt Đô Thị, 29 Lê Quý Đôn, phường 7, quận 3, TPHCM
+ Sa bàn và bản đồ, tài liệu địa chất Sài Gòn - TPHCM, Sở Quy Hoạch - Kiến Trúc, 168 Pastueur, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM (Nhiều bạn học ngành Kiến Trúc chắc cũng chưa bao giờ quan tâm cái chỗ này là chỗ nào)
+ Google Map, "lololololololol".

Chúc các bạn có một cái nhìn chính xác hơn về thành phố của chúng ta.

Tái bút: trong khi đó, ở một diễn biến khác, một số tuyến đường của Q1 đã được xoá sổ dây điện và tương lai sẽ có nhiều thêm, nhưng mấy ai để ý nhỉ?".

Ngày 27/3/2016
Kts Trương Huyền Đức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.