Thứ Hai, 7 tháng 5, 2018

THẬT ĐÁNG XẤU HỔ CHO LINH MỤC DÒNG CHÚA CỨU THẾ Q3 LÊ NGỌC THANH

(2 văn bản của Bộ Nội vụ và Hội đồng Giám mục Việt Nam)
Người ta nói, mỗi một người thạo nghề cũng chính là vị chuyên gia trên chính lĩnh vực ông ta đang làm. Thế nên mới có chuyện hiểu về giáo lý Phật giáo không ai bằng các vị cao tăng, hòa thượng; còn hiểu về giáo lý Công giáo không ai bằng hàng giáo phẩm của chính tôn giáo này... Và riêng với địa hạt tôn giáo thì điều đó càng quan trọng, vị chức sắc đó không chỉ hiểu biết mà còn phải thông tuệ để hướng dẫn tín đồ, đệ tử tu trì và thực hiện đúng phép tắc của chính tôn giáo mình. 

Đó là nguyên tắc mà tin chắc không ai có ý phản đối. Nhưng nghịch lý thay khi nó lẽ ra phải thế nhưng có lúc, có khi chưa chắc đã phải thế. 

Xung quanh 2 văn bản của Bộ Nội vụ và Hội đồng Giám mục Việt Nam về việc thành lập cơ sở II của đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc (thuộc GP Xuân Lộc) trên địa bàn TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Mặc dù văn bản của Bộ Nội vụ đã trích dẫn ra điều luật (điều 39 luật Tín ngưỡng tôn giáo) và nói rất rõ tinh thần của quy định được quy định tại Luật. Nhưng vị Linh mục DCCT Lê Ngọc Thanh vẫn cố tình tìm ra điều gì đó để thóa mạ, lên án cả Bộ Nội vụ và đương nhiên trong trường hợp này là cả Hội đồng Giám mục VN. 

Theo đó, cùng với việc dẫn ra quy định tại điều 237 Bộ Giáo luật Công giáo hiện hành: "#1. Trong mỗi giáo phận, nơi nào có thể và thấy hữu ích, phải có một đại chủng viện; nếu không, phải gởi các chủng sinh đang chuẩn bị lãnh thừa tác vụ thánh vào các chủng viện khác, hoặc phải thành lập một chủng viện liên giáo phận.

#2. Không một chủng viện liên giáo phận nào được thành lập do Hội Đồng Giám Mục, nếu đó là một chủng viện cho toàn địa hạt, hoặc do các Giám Mục liên hệ, nếu không có sự phê chuẩn trước của Tông Toà về việc thành lập cũng như về những quy chế của chính chủng viện đó", vị linh mục này đã nói rằng: "BỘ NỘI VỤ CSVN YÊU CẦU HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC PHẢI RA QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP ĐẠI CHỦNG VIỆN MINH HÒA LÀ ĐÃ CAN THIỆP THÔ BẠO VÀO NỘI BỘ TÔN GIÁO. VÌ ĐỨC GIÁM MỤC CHÁNH TÒA CỦA MỘT GIÁO PHẬN CÓ QUYỀN VÀ BỔN PHẬN THIẾT LẤP ĐẠI CHỦNG VIỆN LO CHO VIỆC ĐÀO TẠO PHỤC VỤ GIÁO PHẬN CỦA NGÀI". 

Kỳ thực khi đọc những điều được Linh mục này viết ra, Mõ có phần hơi băn khoăn, bởi đối với những Đại chủng viện liên địa phận, đào tạo Linh mục cho cùng lúc nhiều Giáo phận (khi đó đã vượt quá quyền năng của 1 Giám mục Giáo phận) thì nếu Hội đồng giám mục không đứng ra có quyết định thành lập thì ai mới đủ quyền năng thực hiện điều này? Trong khi đó người đứng đầu Giáo tỉnh (Tổng Giám mục) thì cũng chỉ là chức vụ có tính tượng trưng là nhiều hơn thực quyền! 

Từ băn khoăn này, Mõ đã cố công đọc cho kỹ quy định của điều 237 - Bộ Giáo luật Công giáo để hiểu thực hư và mới biết rằng: LINH MỤC LÊ NGỌC THANH HIỂU SAI GIÁO LUẬT. 

Bởi lẽ, nội dung được quy định tại điều 237- Bộ giáo luật được trích dẫn ở trên đúng là như thế, nhưng cách hiểu của nó không phải thế. Và để tiếp cận quy định này người đọc cần đứng trên mệnh đề: ".....nếu...." (tức là câu điều kiện, chỉ được thực hiện điều này nếu thỏa mãn các nhân, yếu tố sau; còn nếu không thì không được thực hiện). Cụ thể, nội dung tại điều 237 được hiểu là: "Hội đồng giám mục (VN) sẽ không được thành lập chủng viện liên địa phận nếu như (1) chủng viện đó chỉ sử dụng cho một địa hạt (tức một giáo phận mà thôi), do một Giám mục tự liên hệ và (2) nếu không có sự phê chuẩn trước của Tông Toà về việc thành lập cũng như về những quy chế của chính chủng viện đó. Và khi đáp ứng được những điều kiện đi kèm thì đương nhiên họ sẽ được thực hiện. 

Trong trường hợp này thì đề nghị thành lập cơ sở 2 đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc đã thỏa mãn các điều kiện này: (1) Tòa Giám mục Giáo phận Đà Lạt, nơi dự kiến sẽ thành lập cơ sở này đã có hồ sơ xin thành lập cơ sở 2 của Đại chủng viện thánh Giuse Xuân Lộc - điều này đi kèm đã có có sự phê chuẩn trước của Tông Toà; (2) Đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc là đại chủng viện liên địa phận, nơi đây đào tạo Linh mục không chỉ cho Giáo phận Xuân Lộc mà còn cho 3 giáo phận khác là: Bà Rịa, Đà Lạt, Phan Thiết của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam (nghĩa là nó đảm bảo việc "chủng viện đó chỉ sử dụng cho một địa hạt (tức một giáo phận mà thôi)". 

Sau chuyện này, mới biết, thực sự thì không ít chức sắc công giáo trình độ cũng thuộc hạng nhàng nhàng mà thôi. Một bộ phận trong đó đã ngu dốt, thiếu hiểu biết nhưng vẫn được trao gửi, phó thác sứ mệnh đào tạo, hướng dẫn tín đồ. Thế nên đừng hỏi tại sao khi cái dốt còn đeo đẳng thì cái ác, cái xấu sẽ rất dễ hình thành và nảy nở, sinh sôi. 


Tác giả: Bien Che
Ngày 07-5-2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.