Trên VTV tối 22/5/2014 ông Trần Công Trục- Nguyên Trưởng
ban Biên giới và tại cuộc Họp báo chiều 23/5/2014, hai ông Trần Công Trục và
Trần Duy Hải đều khẳng định rằng: Hiệp định Genève 1954 trao cho chính phủ Việt
Nam Cộng hòa quản lý, sở hữu Hoàng Sa và Trường Sa. "Khi Công thư này được
gửi cho Trung Quốc, bấy giờ Hoàng Sa, Trường Sa đang được quyền quản lý của
chính quyền Việt Nam Cộng hòa, theo Hiệp định Genève năm 1954 mà Trung Quốc là
một bên tham gia. "Bạn không thể cho ai thứ mà bạn chưa có quyền sở hữu,
quản lý được" - ông Hải dẫn chứng. Dường như cả hai ông chưa đọc Hiệp định
Genève và cả hai ông rất mù mờ về lịch sử. Mời bạn đọc lại toàn văn hiệp định Genève.
Sau khi xem xong VTV1 nhiều người đã phản ứng dữ dội và
cho rằng: khi hiệp định genève được ký kết, chính phủ ngụy quyền Việt nam cộng
hòa chưa được sinh ra! Thời điểm đó chỉ có chính phủ bù nhìn Bảo Đại gọi là
"Quốc gia Việt Nam" do Pháp dựng lên nhưng người Pháp không hề tôn
trọng. Ngày 4/6/1954, trước khi Hiệp định Geneve được ký kết 6 tuần, Pháp đã ký
một Hiệp định với Quốc gia Việt Nam công nhận Quốc gia Việt Nam hoàn toàn độc
lập. Đây lại thêm một lần nữa chính quyền thực dân Pháp "trao trả độc
lập" cho Việt Nam! Hiệp Định Elysée ký ngày 8 tháng Ba năm 1946 giữa Pháp
và Bảo Đại đã trao trả “Độc Lập” cho Việt Nam - nay lại “trao trả Độc Lập” nữa
là sao? – vì với Hiệp Định Elysée, đó chỉ là thứ Độc Lập trên danh nghĩa, thực
chất tất cả các chức năng quan trọng đều nằm trong tay người Pháp, kể cả quân
đội Việt Nam đều nằm dưới quyền điều động của Pháp dưới danh nghĩa quân đội
Liên Hiệp Pháp. Đây là điều mà nhiều “sử gia” cố tình không nêu ra. Hiệp định
"trao trả độc lập" lần 2 ký ngày 4/6/1954. Theo đó chính phủ Quốc gia
Việt Nam sẽ tự chịu trách nhiệm với những hiệp định quốc tế được ký bởi Pháp
trước đó nhưng có liên quan tới họ, cũng như không còn bị ràng buộc bởi bất cứ
hiệp ước nào do Pháp ký sau này. Thế nhưng, trên thực tế, "Quốc gia Việt Nam"
không hề có vị gì trong Hiệp định Genève, bởi vì chính phủ này thực chất chỉ là
bù nhìn của thực dân Pháp, vẫn phải phụ thuộc vào Pháp về quốc phòng.
Tại Hội nghị Genève, phái đoàn Quốc gia Việt Nam cũng
được phép tham dự nhưng không được phép bàn bạc ngang hàng với chính phủ Pháp
và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông Trần Văn Đỗ, trưởng đoàn đại diện
của Quốc gia Việt Nam tuyên bố sẽ không ký vào Hiệp định Genève với lý do hiệp
định gây chia cắt Việt Nam và đẩy Quốc gia Việt Nam vào thế nguy hiểm. Đại diện
phái đoàn Quốc gia Việt Nam ra một tuyên bố riêng:
“Việc ký hiệp định giữa Pháp và Việt Minh có những điều
khoản gây nguy hại nặng nề cho tương lai chính trị của Quốc gia Việt Nam. Hiệp
định đã nhường cho Việt Minh những vùng mà quân đội quốc gia còn đóng quân và
tước mất của (Quốc gia) Việt Nam quyền tổ chức phòng thủ. Bộ Tư lệnh Pháp đã tự
ấn định ngày tổ chức tuyển cử mà không có sự thỏa thuận với phái đoàn quốc gia
Việt Nam... chính phủ Quốc gia Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách
chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những
điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Quốc gia
Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn
toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong
công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở.”
Tuy vậy, lời phản kháng và đề nghị của đại diện Quốc gia
Việt Nam đã không được Hội nghị bàn tới. Ngoại trưởng Trần văn Đỗ từ Genève tuyên
bố với các báo chí như sau: "Từ khi đến Genève, phái đoàn không bao giờ
được Pháp hỏi về ý kiến về điều kiện đình chiến, đường phân ranh và thời hạn
Tổng tuyển cử. Tất cả nhưng vấn đề đó đều được thảo luận ngoài Hội nghị, thành
ra phái đoàn Việt Nam không làm thế nào bầy tỏ được quan niệm của mình".
Tuy lên tiếng phản đối, nhưng sau khi hiệp định được kí kết, Chính phủ và quân
đội Quốc gia Việt Nam vẫn cùng quân Pháp tập kết về phía nam vĩ tuyến 17. Ngày
28/4/1954, Uỷ ban Bảo vệ Bắc Việt Nam của Quốc gia Việt Nam tìm cách kêu gọi
dân chúng di cư vào Nam. Một kế hoạch di cư được đặt ra và một Uỷ ban di cư
được thành lập. Ngày 30/7/1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phát biểu cổ vũ dân
chúng miền Bắc di cư vào miền Nam. Sau đó, hậu thân của Quốc gia Việt Nam là
Việt Nam Cộng hòa, với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ đã từ chối tổ chức tuyển cử
thống nhất Việt Nam, trái với Tuyên bố chung của Hiệp định.
Cần phải nhấn mạnh:
1- Tại thời điểm ký kết Hiệp định Genève, chính phủ ngụy
quyền Việt Nam Cộng hòa chưa được người Mỹ sinh ra mà chỉ có cái chính phủ bù
nhìn Bảo Đại gọi là "Quốc gia Việt Nam" do người Pháp đẻ ra. Ngay ông
Trần Văn Đỗ- trưởng đoàn đại diện của Quốc gia Việt Nam tự mình đã nói ra thân
phận bù nhìn của chính quyền Bảo Đại.
2- Hiệp định Genève chỉ có 2 bên ký kết trước sự chứng
giám của một số quốc gia. Hai bên ký kết là Chính phủ Pháp và Chính phủ Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa do ông Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu làm đại diện,
ký vào Hiệp định.
Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại không có tư cách họp bàn
thương thảo chứ chưa nói ký kết.
3- Hiệp định Genève ghi nhận Vĩ tuyễn 17 chỉ là Giới
tuyễn quân sự tạm thời: Phía Bắc do quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quản lý;
phía Nam do quân đội Pháp quản lý. Hiệp định không hề nhắc tới chính phủ bù nhìn
Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại, càng không thể nói tới chính phủ ngụy quyền Việt
Nam Cộng hòa vì khi đó chưa được người Mỹ đẻ ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.